Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Đừng làm chim đưa thư?

15:53 | 16/09/2013

584 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) – Đó là ví von của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng về công tác dân nguyện khi nhận được đơn thư kiến nghị, khiếu nại của công dân.

Hôm nay (16/9), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự án Luật Tiếp công dân.

So với Dự thảo Luật được đưa ra từ kỳ họp trước, Ban soạn thảo đã chỉnh sửa khá nhiều theo hướng tôn trọng nhiều bên. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, cử tri, nhân dân và Đại biểu Quốc hội rất quan tâm đến Dự án Luật này, bởi vậy trong ba phiên họp gần đây, UBTVQH đều đưa Dự án Luật ra thảo luận.

“Đa số ý kiến trong UBTVQH cho rằng, Dự án Luật làm sao phải “chạm” đến mọi người dân, giải quyết được bức xúc trong xã hội, làm sao để các cán bộ, cơ quan, đơn vị Nhà nước có trách nhiệm tiếp và có hướng giải quyết dứt điểm với mọi khiếu nại, khiếu kiện”, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu đặt vấn đề.

Nhiều Ủy viên UBTVQH cho rằng, công tác tiếp công dân là trách nhiệm của mọi Đại biểu Quốc hội, cán bộ, mọi cơ quan, đơn vị Nhà nước. Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, bởi vậy có điều gì các cơ quan Nhà nước khiến cử tri, người dân chưa hài lòng thì phải đối thoại với dân, giải quyết bức xúc cho dân. Trụ sở tiếp công dân cũng phải là nơi tiếp công dân thường xuyên.

Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, người đứng đầu phải tiếp và trực tiếp giải quyết, còn nếu “chuyển” cho cán bộ khác thì không bao giờ có thể giải quyết được bức xúc của người dân. Dự thảo luật quy định về trách nhiệm người đứng đầu còn nhẹ, chung chung, không cụ thể, thiếu chế tài.

“Một năm các đồng chí thủ trưởng đơn vị có tiếp dân lần nào theo qui định không hay cứ cử văn phòng? Người đứng đầu cố tình né tránh thì trách nhiệm đến đâu, cơ quan nào giải quyết? Khi có nhiều người cùng kiến nghị về một vụ việc thì lại càng phải có người đứng đầu xuất hiện, chứ không thể cử cán bộ khác tiếp thay”, ông Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh. “Ở cơ quan công quyền, sự có mặt của người đứng đầu hết sức quan trọng. Dự án Luật cần quy định chế tài rõ ràng nếu lần thứ 2, thứ 3 người đứng đầu cơ quan, đơn vị Nhà nước không chịu xuất hiện!?”.

Công tác tiếp công dân cần một hành lang pháp lý đủ mạnh để đi vào thực chất

Trước thực trạng tiếp công dân có nhiều bức xúc do các cơ quan “chuyển qua chuyển lại”, né tránh trách nhiệm giải quyết, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn kiến nghị phải ràng buộc trách nhiệm của những người đứng đầu, chứ hiện nay, hiếm người đứng đầu chịu ra mặt, thường phân công cấp phó “ù ờ” nên không thể giải quyết ngay vấn đề. Ở góc độ khác, Phó Chủ tịch Quốc hội còn băn khoăn về tính khả thi của luật. Bởi lẽ, các trụ sở tiếp công dân, kể cả ở cấp Trung ương cũng không có quyền giải quyết những kiến nghị, thắc mắc của người dân. Điều đó phần nào ảnh hưởng đến việc người dân có chủ động đến trụ sở để nêu kiến nghị hay không.

“Lập nhiều trụ sở rồi dân có tới để anh tiếp hay không, vì theo luật, nơi này cũng chỉ nhận đơn thư, tiếp dân rồi trả kết quả, chứ đâu có thẩm quyền giải quyết. Quy mô lớn nhưng chỉ đến ngồi nghe thì hiệu quả không là bao, đơn giản vì người trả lời không phải là người tiếp”, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu ý kiến.

Đa số Ủy viên UBTVQH nhận định, tiếp công dân là công việc phức tạp, nhạy cảm, nhất là ở những thành phố lớn và các cơ quan trung ương nên hy vọng, Luật Tiếp công dân sẽ đem lại hiệu quả cho công tác này, giảm những việc bức xúc trong nhân dân, nhất là liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan trung ương và địa phương khi được thông qua.

Bên cạnh đó, hoạt động tiếp công dân không thể tách rời quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; trên thực tế, nhiều trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đại diện các cơ quan, đơn vị hữu quan khi tiếp công dân cũng đồng thời trực tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân; do đó, cần gắn trách nhiệm tiếp công dân với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cũng như các cá nhân có thẩm quyền khác. Đây cũng là một trong những phương thức hữu hiệu để tăng cường trách nhiệm giải trình của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị với công dân; là cách thức để công dân đánh giá được năng lực, phẩm chất, uy tín của người đứng đầu.

Lê Tùng