Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Đồng bằng sông Cửu Long: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch

21:17 | 16/12/2021

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Quan điểm “Mọi hành động ứng phó với BĐKH phải dựa vào tự nhiên, lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể để phát triển bền vững” mà Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại COP 26 sẽ tiếp tục là “kim chỉ nam”, là phương châm hành động cho các cấp chính quyền, cho người dân và nó gắn kết với Nghị quyết 120/NQ-CP về Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH – hay còn được gọi là Nghị quyết “thuận thiên”.
Đồng bằng sông Cửu Long: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch
Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Đồng bằng sông Cửu Long: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch”

Sáng 16/12, Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Đồng bằng sông Cửu Long: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch”, với sự tham gia của các nhà quản lý, chuyên gia để phân tích cụ thể về các mô hình chuyển đổi, những giải pháp căn cơ phát triển vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến sinh kế của người dân.

Khách mời tham dự tọa đàm gồm: Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT Trần Quang Hoài; Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Đình Thọ; GS.TS Trần Thục – Phó Chủ tịch, Hội đồng tư vấn của Ủy ban quốc gia về BĐKH; GS Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ.

Thay đổi diện mạo ĐBSCL

Theo nhận định của các vị khách mời, chủ trương thuận thiên của Nghị quyết 120 của Chính phủ ra đời rất đúng lúc, nhất là khi BĐKH ảnh hưởng rất mạnh mẽ không chỉ đến ĐBSCL mà còn đến cả thế giới.

Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT Trần Quang Hoài cho biết, BĐKH trong thời gian qua tác động sâu rộng đến đời sống dân sinh, đời sống KTXH của ĐBSCL. Để giải quyết vấn đề này, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai (PCTT) và Bộ NN&PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành những chương trình, nghị quyết… đặc biệt là Chiến lược quốc gia về PCTT. Trong Chiến lược có các chương trình, dự án cụ thể. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về phát triển kinh tế ĐBSCL… “Những chương trình, chiến lược này từng bước đi vào cuộc sống, thực tế chúng ta đang tận hưởng hiệu quả từ khoa học, các loại giống mới… để người dân có thể chuyển đổi sinh kế cho phù hợp, nâng cao giá trị sản xuất” – ông Trần Quang Hoài chia sẻ.

Từ đầu cầu Cần Thơ, GS Võ Tòng Xuân cho rằng: “Bốn năm vừa qua, sau khi có Nghị quyết 120, tôi thấy rõ là các tỉnh cũng như các bộ, ngành có chuẩn bị chuyển sang giai đoạn thuận theo thiên nhiên để phát triển ĐBSCL, đi tới kinh tế nông nghiệp. Các địa phương đã mạnh dạn cùng với bà con nông dân phát triển cây kỹ thuật, hệ thống canh tác. Ruộng lúa mùa mưa rất nhiều nước, chuyển sang mùa khô nuôi tôm có lợi”.

GS Võ Tòng Xuân kiến nghị, khi Chính phủ triển khai cụ thể Quy hoạch ĐBSCL sẽ giải quyết được nhiều vấn đề còn tồn tại. Ví dụ như, có những nơi mùa mưa chứa nước nhiều quá nhưng mùa khô lại không có, thay vì 3 vụ lúa tốn kém nước ngọt hiếm hoi, thì mùa khô có thể chuyển sang trồng xoài. Các đơn vị liên quan và bà con nông dân cần ngồi lại cùng với doanh nghiệp có đầu ra lớn để trao đổi cụ thể hơn.

Nhận định về những bước tiến của ĐBSCL từ khi có Nghị quyết 120, GS. TS Trần Thục cho rằng, trong 4 năm qua, Nghị quyết đã tạo ra nhiều bước tiến lớn, nhất là trong phát triển thủy sản với 3 yếu tố là nước sạch (nước ngọt sạch, nước mặn sạch), giống và đầu ra.

GS.TS Trần Thục đánh giá cao việc thực hiện các đề án về nước sạch, có nhiều đề án đang và đã hoàn thành ở Sóc Trăng, Bến Tre, đặc biệt năm 2021 đã hoàn thành đề án cống Kênh Cụt (Rạch Giá)... Những đề án này sẽ đảm bảo cung cấp nước ngọt sạch cho nuôi trồng thủy sản.

Nước mặn sạch cho nuôi trồng thủy sản sẽ khó khả thi hơn vì giá thành cao quá.

“Hiện nay, vấn đề tồn tại là nước cấp cho nuôi trồng thủy sản và nước thải vẫn sử dụng chung qua các kênh nên gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản. Thời gian tới, để phát triển nuôi trồng thủy sản thì phải khắc phục tồn tại này” – GS.TS Trần Thục góp ý.

Hiến kế triển khai có hiệu quả Nghị quyết 120, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Đình Thọ cho rằng, phải chú trọng hơn nữa vào các giải pháp thuận thiên, bảo đảm phù hợp với môi trường. Đồng thời, đây là giai đoạn cả nước thực hiện Quy hoạch phát triển vùng đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và năm 2050. Đây là cơ hội xây dựng quy hoạch tích hợp phù hợp hệ sinh thái, bảo đảm phù hợp cảnh quan, tạo thuận lợi cho DN, người dân phát triển liên kết vùng, liên kết TPHCM và Đông Nam Bộ trong thời gian tới.

Tận dụng lợi thế về năng lượng tái tạo của ĐBSCL

Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cam kết mạnh mẽ Việt Nam giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đồng thời nhất trí ủng hộ những tuyên bố và sáng kiến quan trọng về bảo vệ rừng, chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, hỗ trợ thích ứng cho các cộng đồng địa phương và giảm thiểu khí metan. Có thể nói, chuyển dịch năng lượng là yếu tố không thể thiếu để đạt được mục tiêu phát triển bền vững và thích ứng với BĐKH của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng. Chính vì vậy, cần tận dụng hết những lợi thế, tiềm năng năng lượng tái tạo để phát triển ĐBSCL thích ứng với những sự thay đổi từng ngày, từng giờ của biến đổi khí hậu.

Chia sẻ thêm về nội dung này, ông Nguyễn Đình Thọ cho biết, ĐBSCL là khu vực có lợi thế về năng lượng tái tạo, 11/13 tỉnh của ĐBSCL có lượng bức xạ mặt trời đạt mức 1387/1534 kWh/năm và thời gian khu vực này có nắng 2.200 đến 2.500 giờ/năm. Vì vậy, đây là khu vực có thể tận dụng tiềm năng phát triển về nặng lượng mặt trời. về năng lượng gió, khu vực này có tiềm năng rất lớn dọc khu vực ven biển, tới 1.200-1.500 mW.

Ngoài ra, ĐBSCL cũng là khu vực tận dụng được nguồn năng lược sinh khối với nguồn sinh phẩm nông nghiệp lên tới 23 triệu tấn/năm. Đây chính là khu vực trọng điểm để Việt Nam có thể đạt được kết quả như Thủ tướng cam kết tại COP26.

Đồng quan điểm này, GS.TS Trần Thục cho biết: “Bước sang 2022, để đạt mục tiêu phát thải ròng còn bằng 0 vào năm 2050, cần có sự tuyên truyền rộng rãi tạo sự đồng thuận của người dân. Khu vực ĐBSCL có tiềm năng bức xạ mặt trời lớn, nhưng quỹ đất không còn nhiều, do đó, nếu chỉ làm năng lượng mặt trời thì ít hiệu quả kinh tế. Cách làm hiệu quả là cần kết hợp năng lượng mặt trời với thuỷ sản, nông nghiệp”.

Tại COP 26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu quan điểm “Mọi hành động ứng phó với BĐKH phải dựa vào tự nhiên, lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể để phát triển bền vững”. Ông Trần Quang Hoài cho biết, Bộ NN&PTNT đã triển khai quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề "thuận thiên".

Đối với xây dựng công trình, các nhà khoa học trong nước và quốc tế cũng như Bộ NN&PTNT xác định xây dựng công trình phải phù hợp thực tiễn của khu vực ĐBSCL, phù hợp với biến đổi khí hậu.

“Về phòng chống thiên tai cho khu vực, chúng tôi tập trung vào yếu tố con người là quan trọng nhất. Trong những năm gần đây, lũ ở một số khu vực không kém gì những trận lũ năm 2000 khi chúng ta thiệt hại gần 500 người dân. Nhưng năm 2016 không có người dân nào bị thiệt mạng vì chúng ta thực hiện rất quyết liệt việc nâng cao năng lực cộng đồng, hướng dẫn người dân bảo vệ an toàn tính mạng và sức khỏe bằng những chương trình như cấp nước sạch, đảm bảo sinh kế cho bà con”, ông Trần Quang Hoài cho biết.

Hiện nay, các địa phương đang tích cực trong việc gắn bảo đảm an toàn trong thiên tai với xây dựng nông thôn mới vì đây là những nội dung, những điểm sáng mà rất nhiều địa phương đã làm rất tốt như Đồng Tháp, Cà Mau - những vùng bị ảnh hưởng nặng nề của của thiên tai nhưng đời sống của người dân đều đang từng bước được nâng lên./.

Đồng bằng sông Cửu Long sắp được bổ sung thêm nguồn năng lượng lớn

Đồng bằng sông Cửu Long sắp được bổ sung thêm nguồn năng lượng lớn

Ban quản lý dự án điện lực dầu khí Sông Hậu 1 cho biết 5.000 tấn than đầu tiên đã được bốc dỡ nhập kho để chuẩn bị vận hành nhà máy bằng than.

P.V

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 80,000 ▼500K 83,500 ▼500K
AVPL/SJC HCM 80,000 ▼500K 83,500 ▼500K
AVPL/SJC ĐN 80,000 ▼500K 83,500 ▼500K
Nguyên liệu 9999 - HN 80,300 ▼800K 81,500 ▼900K
Nguyên liệu 999 - HN 80,200 ▼800K 81,400 ▼900K
AVPL/SJC Cần Thơ 80,000 ▼500K 83,500 ▼500K
Cập nhật: 14/11/2024 11:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 80.000 ▼800K 81.900 ▼500K
TPHCM - SJC 80.000 ▼500K 83.500 ▼500K
Hà Nội - PNJ 80.000 ▼800K 81.900 ▼500K
Hà Nội - SJC 80.000 ▼500K 83.500 ▼500K
Đà Nẵng - PNJ 80.000 ▼800K 81.900 ▼500K
Đà Nẵng - SJC 80.000 ▼500K 83.500 ▼500K
Miền Tây - PNJ 80.000 ▼800K 81.900 ▼500K
Miền Tây - SJC 80.000 ▼500K 83.500 ▼500K
Giá vàng nữ trang - PNJ 80.000 ▼800K 81.900 ▼500K
Giá vàng nữ trang - SJC 80.000 ▼500K 83.500 ▼500K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 80.000 ▼800K
Giá vàng nữ trang - SJC 80.000 ▼500K 83.500 ▼500K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 80.000 ▼800K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 79.900 ▼800K 80.700 ▼800K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 79.820 ▼800K 80.620 ▼800K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 78.990 ▼800K 79.990 ▼800K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 73.520 ▼730K 74.020 ▼730K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 59.280 ▼600K 60.680 ▼600K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 53.630 ▼540K 55.030 ▼540K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 51.210 ▼520K 52.610 ▼520K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 47.980 ▼490K 49.380 ▼490K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 45.960 ▼470K 47.360 ▼470K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 32.320 ▼330K 33.720 ▼330K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 29.010 ▼300K 30.410 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 25.380 ▼270K 26.780 ▼270K
Cập nhật: 14/11/2024 11:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,940 ▼80K 8,260 ▼50K
Trang sức 99.9 7,930 ▼80K 8,250 ▼50K
NL 99.99 7,980 ▼105K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 7,930 ▼80K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 8,030 ▼80K 8,300 ▼50K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 8,030 ▼80K 8,300 ▼50K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 8,030 ▼80K 8,270 ▼50K
Miếng SJC Thái Bình 8,000 ▼50K 8,350 ▼50K
Miếng SJC Nghệ An 8,000 ▼50K 8,350 ▼50K
Miếng SJC Hà Nội 8,000 ▼50K 8,350 ▼50K
Cập nhật: 14/11/2024 11:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,994.12 16,155.68 16,673.98
CAD 17,657.43 17,835.79 18,407.99
CHF 27,891.26 28,172.99 29,076.82
CNY 3,416.99 3,451.50 3,562.23
DKK - 3,524.06 3,659.01
EUR 26,090.34 26,353.87 27,520.92
GBP 31,369.76 31,686.62 32,703.18
HKD 3,179.87 3,211.99 3,315.04
INR - 299.97 311.97
JPY 157.01 158.60 166.14
KRW 15.61 17.34 18.81
KWD - 82,232.42 85,519.99
MYR - 5,599.38 5,721.50
NOK - 2,229.04 2,323.68
RUB - 245.31 271.56
SAR - 6,738.71 6,986.40
SEK - 2,261.43 2,357.44
SGD 18,385.56 18,571.27 19,167.07
THB 640.47 711.63 738.89
USD 25,154.00 25,184.00 25,504.00
Cập nhật: 14/11/2024 11:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,170.00 25,184.00 25,504.00
EUR 26,236.00 26,341.00 27,441.00
GBP 31,576.00 31,703.00 32,667.00
HKD 3,193.00 3,206.00 3,310.00
CHF 28,063.00 28,176.00 29,021.00
JPY 158.91 159.55 166.43
AUD 16,135.00 16,200.00 16,694.00
SGD 18,532.00 18,606.00 19,125.00
THB 706.00 709.00 739.00
CAD 17,779.00 17,850.00 18,363.00
NZD 14,638.00 15,130.00
KRW 17.28 18.97
Cập nhật: 14/11/2024 11:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25180 25180 25504
AUD 16104 16204 16767
CAD 17769 17869 18420
CHF 28213 28243 29036
CNY 0 3469.8 0
CZK 0 1028 0
DKK 0 3648 0
EUR 26320 26420 27293
GBP 31703 31753 32856
HKD 0 3240 0
JPY 159.73 160.23 166.74
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.8 0
LAK 0 1.095 0
MYR 0 5952 0
NOK 0 2294 0
NZD 0 14699 0
PHP 0 407 0
SEK 0 2336 0
SGD 18484 18614 19336
THB 0 669.5 0
TWD 0 782 0
XAU 8000000 8000000 8350000
XBJ 7700000 7700000 8300000
Cập nhật: 14/11/2024 11:45