Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Đổi mới - Nhìn từ bánh Trung Thu

08:52 | 02/10/2012

974 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Chính cái sự “đổi mới” theo kiểu bất chấp tất cả, phủ nhận những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Việt đã làm cho xã hội chúng ta “lộn tùng phèo” như hiện nay.

Mấy ngày nay, người dân xếp hàng “rồng rắn lên mây” ở một vài cửa hàng bánh nướng, bánh dẻo được sản xuất theo kiểu “ngày xưa” để mua cho được một hộp bánh. Trong khi đó, các cửa hàng bánh danh tiếng, sang trọng và làm bánh theo công nghệ Nhật, Tàu, Hàn, Pháp..., sản xuất ra những chiếc bánh có giá trị hàng triệu đồng thì lại đìu hiu, quạnh vắng.

Vậy điều gì xảy ra ở đây? Ngẫm cho kỹ thì người tiêu dùng cũng rất tinh tường khi mấy năm trước, họ thường bị mắc lừa bởi những loại bánh sản xuất theo kiểu “đổi mới”. Mẫu mã nom thì rõ là sang trọng, nhưng giá trị thực của cái bánh có khi chỉ nhỉnh hơn cái vỏ hộp tý chút. Vậy là người ăn đã vớ phải của giả. Và rồi người ta thấy rằng, những kiểu bánh “đổi mới” ăn chẳng ra cái gì, khập khễnh, gượng ép… khi người ta cố nhồi những thứ gọi là “đổi mới” về làm bánh.

Người tiêu dùng xếp hàng dài dằng dặc, kiên nhẫn chờ đợi đến hai, ba tiếng đồng hồ để mua được một cái bánh nướng, một cái bánh dẻo làm theo đúng cha ông ta đã làm. Và công sức họ bỏ ra được đền bù lại bằng cái gì? - Đó chính là họ được ăn một thứ bánh mà họ hằng yêu quý.

Ngẫm từ chuyện bánh Trung Thu năm nay mới thấy rằng, cái sự “đổi mới” này kỳ lạ làm sao!

Đã có thời kỳ, người ta lạm dụng chữ “đổi mới” và coi tất cả những cái gì cũ là lạc hậu, là không hợp thời, là cản trở sự phát triển của xã hội. Và cũng không ít người nhân danh “đổi mới”, họ tìm cách đập phá những giá trị cũ mà cha ông để lại. Đó là những quan niệm tốt đẹp về đạo đức, lối sống, quan điểm về gia đình, vợ chồng, cha con, thầy trò… Chính vì thế mà họ mới nghĩ ra trò “đổi mới” kiểu như là học trò bỏ phiếu bình chọn thầy. Rồi thanh niên thì hô hào phong trào “sống thử”. Rồi cán bộ có chức có quyền thì cũng hò hét phải “đổi mới” tư duy, nghĩ mưu nghĩ kế kiếm tiền bằng mọi cách… Rồi cũng nhân danh “đổi mới”, người ta kêu gào phải xem lại lịch sử; phá bỏ “tượng đài” đã được tạc trong suy nghĩ, trong tiềm thức của rất nhiều thế hệ người Việt. Mới đây nhất, có người đưa ra ý kiến rằng: Bình Ngô Đại Cáo không phải do Nguyễn Trãi viết. Quả thật đây là những suy nghĩ rồ dại.

Chính cái sự “đổi mới” theo kiểu bất chấp tất cả, phủ nhận những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Việt đã làm cho xã hội chúng ta “lộn tùng phèo” như hiện nay. Mà điển hình là ngày càng nhiều những vụ người thân tàn hại lẫn nhau, học trò chửi thầy cô, và rất nhiều vụ án bại hoại luân thường đạo lý v.v… và v.v…

Đã không ít ý kiến của các học giả, chính khách cho rằng, muốn “đổi mới” gì thì “đổi mới”, nhưng trước hết phải giữ bằng được những cái cũ tốt đẹp. Và “đổi mới” chính là hãy làm tốt những cái cũ.

Lập luận này xem ra cũng có lý và càng có lý hơn nếu như trông thấy cảnh người ta mua bánh Trung Thu sản xuất theo hương vị cổ truyền như mấy ngày vừa rồi!

Như Thổ

(Năng lượng Mới số 160, ra thứ Ba ngày 2/10/2012)