Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Doanh nghiệp vận tải "chây ì" giảm giá cước

17:14 | 22/02/2016

394 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh giảm, nhưng giá cước vận tải vẫn “chây ì” với nhiều lí do. Trước thực trạng này, các cơ quan chức năng yêu cầu, trong tháng 2 này phải công khai việc giảm giá cước vận tải trên địa bàn cả nước.
doanh nghiep van tai co tinh chay i giam gia cuocHà Nội yêu cầu doanh nghiệp vận tải giảm giá cước
doanh nghiep van tai co tinh chay i giam gia cuocBộ Tài chính 'nhắc' Bộ Giao thông giảm giá cước vận tải
doanh nghiep van tai co tinh chay i giam gia cuocHành khách “thua đơn thiệt kép”

Sáng 22/2, Bộ Giao thông Vận tải đã chủ trì, tổ chức cuộc họp về giảm giá cước vận tải bằng xe ôtô sau hàng loạt điều chỉnh giảm giá xăng, dầu.

Tại buổi hop, ông Trần Bảo Ngọc - Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) cho hay, trong năm 2015 đã diễn ra 2 đợt giảm giá cước trên phạm vi cả nước. Số lượng đơn vị vận tải kê khai giảm giá cước, tỉ lệ giảm giá mỗi loại hình xe khác nhau, nhưng tỉ lệ phổ biến từ 3 đến 5% trên mỗi lần kê khai giảm.

doanh nghiep van tai co tinh chay i giam gia cuoc
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường chủ trì, phát biểu tại buổi làm việc.

Theo ông Trần Bảo Ngọc, từ đầu năm 2016 đến nay, giá xăng dầu tiếp tục được điều chỉnh giảm sâu. Điển hình, ngày 18/2, giá xăng trong nước lại được điều chỉnh giảm, giá xăng RON 92 giảm 590 đồng xuống còn khoảng 15.442 đồng/lít. Giá xăng E5 giảm 580 đồng xuống 14.759 đồng/lít.

Hiện nay, trong cơ cấu giá thành vận tải thì chi phí nhiên liệu ước chiếm khoảng 25-35% đối với xe chạy xăng,  35-45% đối với xe chạy dầu, còn lại là 55-75% giá thành vận tải bao gồm các chi phí khác như khấu hao, sửa chữa phương tiện, nhân công, chi phí cầu đường, bến bãi.

Hiện, các địa phương đang quyết liệt chỉ đạo về giá cước vận tải theo chỉ đạo của Chính phủ. Một số doanh nghiệp vận tải đã thực hiện giảm giá cước với mức 1 đến 33% với mỗi loại hình vận tải. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đơn vị vận tải có tình “chây ì” không kê khai giảm giá cước.

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường, cả nước có trên 4.000 tuyến vận tải cố định, nhưng mới chỉ khoảng 1.000 doanh nghiệp tham gia vào việc giảm giá. Các doanh nghiệp viện ra nhiều lý do khác nhau để giảm giá.

Còn theo ông Tạ Long Hỷ - Chủ tịch Hiệp hội Taxi thành phố Hồ Chí Minh, trước Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, các hãng taxi đã giảm giá, thấp nhất là 300-500 đồng/km. Hãng taxi cũng không muốn tăng hay giảm giá vì mỗi lần điều chỉnh rất tốn kém trong việc in vé, bảng niên yết và thủ tục rườm rà.

doanh nghiep van tai co tinh chay i giam gia cuoc
Giá nhiên liệu xăng, dầu liên tục được điều chỉnh giảm - ảnh minh họa.

“Đối với xe taxi, nhiên liệu đã khoán cho tài xế, nên khi xăng, dầu giảm thì lái xe được lợi chứ doanh nghiệp không được lợi gì. Các hãng taxi không dại gì mà ôm một cái giá không sát với mặt bằng thị trường, như vậy khách hàng sẽ tẩy chay” - ông Tạ Long Hỷ nói.

Đóng góp ý kiến, ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam nói, thực tế việc kê khai giá của các doanh nghiệp rất phức tạp, thủ tục nhiêu khê, cần phải cải tiến thủ tục này và phải có chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp vi phạm, không phải chỉ đạo mãi mà không giảm giá. Ngoài ra cũng phải có độ trễ, không thể mỗi lần xăng giảm giá thì doanh nghiệp vận tải lại phải giảm giá cước, hay nếu nhiên liệu tăng chưa tới 20% mà doanh nghiệp đã tăng cước.

Mặt khác, các đơn vị chức năng địa phương thiếu sự phối hợp, nhiều khi hiệp hội vận tải địa phương phải “van xin” doanh nghiệp vận tải giảm giá cước. Bộ Tài chính và Giao thông Vận tải phải điều tiết bằng tài chính chứ không phải điều hành bằng mệnh lệnh hành chính, để làm sao doanh nghiệp chân chính yên tâm, mở rộng đầu tư.

Cũng tại buổi làm việc, đại diện Cục Quản lý giá Bộ Tài chính cho rằng, cước vận tải đang vận hành theo cơ chế thị trường, cơ quan quản lý cũng không can thiệp, nhưng do tính chất nên Nhà nước vẫn tham gia điều tiết. Việc kê khai giá cước đã làm thường xuyên, thủ tục không có gì nhiêu khê. Bộ Giao thông Vận tải tập hợp ý kiến doanh nghiệp, hiệp hội vận tải để liên Bộ Tài chính và Giao thông Vận tải xem xét, điều chỉnh.

Kết luận tại buổi họp, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định, doanh nghiệp vận tải đã kê khai giảm giá cước, nhưng theo tiến trình giảm giá xăng dầu thì chưa đạt được như kỳ vọng.

Thừa nhận sự rườm rà trong thủ tục giảm giá cước, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nói, mỗi lần kê khai giảm giá cước là rất phức tạp, tốn kém cho doanh nghiệp. Vì vậy, liên Bộ Tài chính và Giao thông Vận tải sẽ nghiên cứu.

“Hiệp hội Vận tải phải tính toán giảm giá cước taxi và vận tải khách tuyến cố định. Trong tháng 2 này phải công khai việc giảm giá cước vận tải ở tất cả các thành phố trên địa bàn cả nước. Các sở Giao thông Vận tải có hướng dẫn trên địa bàn mình quản lý trong việc kê khai giá cước giảm phù hợp với giá xăng dầu” - Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường yêu cầu.

Để lộ trình giảm giá cước đạt hiệu quả, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cũng đề nghị Bộ Tài chính sớm ban hành quy trình để triển khai việc kê khai giảm giá cước vận tải một cách đơn giản. Hiện nhiều doanh nghiệp, Hiệp hội Vận tải địa phương cho rằng quá nhiều thủ tục, mất thời gian.

Thiên Minh