Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Điều ít biết về nhân quả đẹp – xấu của con người

13:29 | 30/05/2016

Theo dõi PetroTimes trên
|
Cùng sinh ra ở đời, nhưng có người thì dung mạo ưa nhìn, xinh đẹp, có người thì lại xấu xí. Theo nhà Phật thì sự sân hận ở mỗi người có tác động rất lớn đến sự khác biệt đó.

Theo quan điểm nhà Phật, chuyện gì xảy ra ở đời cũng đều có nhân duyên của nó. Chuyện liên quan đến tướng mạo đẹp – xấu của con người cũng vậy.

Ai sinh ra cũng đều mong muốn mình đẹp đẽ, khả ái chứ chẳng ai muốn mình xấu xí, khiếm khuyết cả. Song, không phải cứ mong là được, ở đời này, ngoài những người có dung mạo đẹp thì cũng gần như có từng ấy người không được ưa nhìn, hay nhiều khiếm khuyết.

Dân gian hay trách: “ông Trời bất công”, song ít ai biết rằng do nghiệp nhân của chính người đó ở kiếp trước mà ra. Trong Kinh, Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng rất rõ về điều này.

dieu it biet ve qua bao dep xau cua con nguoi
Tranh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Cụ thể là trong Trung Bộ Kinh, phẩm kinh “Tiểu Nghiệp Phân Biệt” đã ghi lại câu chuyện này, khi Đức Phật thuyết giảng cho các để tử của Ngài. Chuyện như sau:

“Một thời, khi Thế Tôn ở thành Xá Vệ, nơi Tinh xá Kỳ Viên của ông Cấp Cô Độc cúng dường. Có thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến Thế Tôn, sau khi chào và hỏi thăm, liền ngồi xuống một bên và bạch Thế Tôn:

- Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì và do duyên gì mà giữa loài người với nhau, chúng tôi lại thấy có người xấu xí, có người đẹp đẽ?

- Vậy, này thanh niên, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, ta sẽ nói:

Ở đây, này thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, phẫn nộ, nhiều phật ý, bị nói đến một chút thời sinh ra bất bình, sân hận, chống đối và tỏ lộ bất mãn. Do nghiệp ấy, sau khi mạng chung người này sẽ bị sanh vào cõi dữ, ác thú.

Còn nếu được tái sanh trong loài người, người ấy phải chịu xấu xí.

Nhưng ở đây, này thanh niên có người đàn bà hay người đàn ông, không có phẫn nộ, không nhiều phật ý, dầu cho bị nói đến nhiều cũng không bất bình, sân hận, chống đối và tỏ lộ bất mãn. Do nghiệp ấy, sau khi mạng chung được sanh vào thiện phú, thiên giới.

Còn nếu tái sanh trong loài người, người ấy được đẹp đẽ.”

dieu it biet ve qua bao dep xau cua con nguoi
Người có phước báo về sự nhân ái, khoan dung sẽ được tướng mạo đẹp (Ảnh minh họa)

Qua đoạn trích Kinh ở trên, người ta thấy được rất rõ ràng rằng: tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến dung mạo đẹp - xấu là do nghiệp được tạo thành từ sự có hay không nóng nảy, sân hận, thiếu kiềm chế, bức xúc, chống đối và bất mãn của con người ở kiếp trước.

Chưa kể đến chuyện nghiệp báo ở kiếp trước thế nào, điều dễ thấy ở hiện tiền là nếu lòng ai bị sân hận, bất mãn chiếm lĩnh thì nó sẽ tàn phá, hủy hoại và làm thay đổi đáng kể diện mạo của người đó, nhất là ở nét mặt.

Ngược lại, người nào có tâm hoan hỷ, nhân ái, khoan dung thì những năng lượng tích cực này trong tâm hồn họ sẽ được biểu hiện ra nét đẹp bên ngoài của dung mạo họ. Đơn giản vì chính sự rạng rỡ, tươi vui khiến dung mạo đẹp đẽ của họ càng được nhân lên.

Vì thế mà các Phật tử tại gia thường được dạy rằng, phải thực tập giữ vững Chánh niệm để đạt được tự chủ, bình tĩnh trong các tình huống xảy ra trong cuộc sống. Đồng thời, người Phật tử phải luôn nuôi dưỡng và tăng trưởng lòng từ bi để thương yêu, tha thứ với tất cả; và từ đó chế ngự được tâm sân hận vốn có ở mỗi người.

Làm được như vậy, chính là mỗi người đã và đang tạo ra chất liệu để hình thành nên vẻ khả ái của mình ngay trong hiện tại và dài lâu về sau.

Hay nói một cách rất ngắn gọn rằng: Muốn có dung mạo đẹp, trước hết cần phải có nội tâm đẹp!

dieu it biet ve qua bao dep xau cua con nguoi

Nguyên nhân Tôn giả A-Nan đắc Thánh quả muộn màng

Mặc dù là thị giả kề cận bên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hằng ngày nhưng Tôn giả A-Nan-Đà (A-Nan) là người chứng quả A-La-Hán rất muộn, mãi sau khi Đức Phật đã nhập Niết bàn.

dieu it biet ve qua bao dep xau cua con nguoi

Chuyện Đức Phật Thích Ca thọ thực món nấm cực độc

(PetroTimes) – Trước khi nhập Niết bàn, Đức Phật Thích Ca đã thọ dùng bát canh nấm cực độc do cư sĩ Thuần-Đà cúng dường. Vì sao Phật biết canh cực độc mà vẫn dùng? Và vì sao Thuần-Đà gây “tội” lớn với Phật mà vẫn được phước hơn người?

 

Trúc Vân (Theo Trung Bộ Kinh, Lời Phật dạy)