Điện mặt trời mái nhà khu công nghiệp: Nhiều bất cập trong lắp đặt
Ông Nguyễn Văn Bé - Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp KCN TP. HCM phát biểu tại Toạ đàm: "Điện mặt trời mái nhà khu công nghiệp: Tháo gỡ những bất cập trong triển khai lắp đặt" chiều nay (30/8/2021) do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp và GreenID tổ chức. |
Ông Nguyễn Văn Bé - Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp KCN TP. HCM thông tin, TP. HCM có 17 KCX-KCN/23 KCN đang hoạt động với 1.500 nhà máy/doanh nghiệp (trong đó có khoảng 200 dự án và 6 KCN chưa hình thành). Đặc biệt có 500 Nhà máy/doanh nghiệp FDI nằm trong chuỗi sản xuất toàn cầu.
Về diện tích, quy hoạch là 5.900ha, nhưng chỉ mới có 1.700ha đất sạch được xây Nhà máy. Cộng thêm 900ha của Khu công nghệ Cao nữa là khoảng 2.600ha.
"Như vậy diện tích mái nhà khoảng trên 1.000ha, một dư địa quá lớn để làm điện mặt trời mái nhà" - ông Bé nhấn mạnh.
Theo tài liệu Ngân hàng Thế giới (World Bank) đánh giá, TP. HCM có thể phát triển điện mặt trời khoảng 6.300Mwp (Mega Watt peak), trong đó hệ mái nhà của nhà xưởng khoảng 2.500Mwp.
Thực hiện Quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 08 của Bộ Công Thương, trong vòng 6 tháng (từ tháng 6/2020 đến 31/12/2020) Tổng Công ty Điện lực TP. HCM đấu nối điện mặt trời đạt 300 Mwp. Trong đó có 118 doanh nghiệp thực hiện điện mặt trời mái nhà tại các khu đạt 67 Mwp.
Chia sẻ tại Toạ đàm, ông Nguyễn Văn Bé đã nêu lên những thuận lợi và khó khăn trong việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà khu công nghiệp. Ông Bé cho rằng, vấn đề thứ nhất vẫn là cơ chế chính sách của Nhà nước và tập đoàn EVN.
Ông dẫn chứng, từ tháng 6/2020 đến 31/12/2020 tuy trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 với 3 lần bùng phát nhưng mọi hoạt động vẫn khả quan và đạt hiệu quả. Đầu năm 2021, chương trình điện mặt trời đứng chựng, chờ cơ chế, chính sách Nhà nước.
Trong đó nhiều quy định ràng buộc “manh nha” phát sinh: lắp đặt điện mặt trời mái nhà, điện năng của Khu và điện năng của Nhà máy tăng lên hoặc thay đổi, phải làm lại báo cáo tác động môi trường (ĐTM)? Điều này khiến các Khu và doanh nghiệp đều băn khoăn lo lắng...
Hơn 400 doanh nghiệp đã tham dự buổi Toạ đàm. |
Nhiều vấn đề, câu hỏi được đặt ra trong quá trình triển khai thực tế: Các vấn đề việc sau khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà xưởng cao hơn vài tấc, khác với thiết kế ban đầu. Đồng thời khung giá đỡ và kính pin điện mặt trời tạo một trọng lượng áp lên mái nhà xưởng (mặc dầu kính pin điện mặt trời chỉ khoảng 15kg/m2, trong khi chịu lực của mái tôn là trên 50kg/m2. Và thi công khung giá đỡ bằng hệ thống khung kẹp theo sóng mái tôn, không bắt vít). Cơ quan Phòng cháy chữa cháy bắt đầu quan tâm và có ý kiến: Như vậy có Giấy phép PCCC không? Có quy định cách 1,2m giữa các hàng kính Pin Mặt trời và phải lắp đặt quả cầu nước hay không?…
Thứ hai, khó khăn về tài chính trong đầu tư điện mặt trời. Ông Bé cho rằng, sau đại dịch COVID-19, doanh nghiệp càng khó khăn, tuy nhiên qua kinh nghiệm, có mấy giải pháp như: nhà máy được hoàn toàn tự chọn lựa với nhiều giải pháp tài chính: tự đầu tư hoàn toàn; tự đầu tư một phần; vay vốn đầu tư 100%; vay vốn một phần; cho thuê mái nhà.…
Hiện nay nhiều quỹ đầu tư và tập đoàn sẵn sàng hỗ trợ (ví như: BCG Energy (Bamboo Capital Group), KTG Energy Total, Entoris…). Vay vốn từ 70% tổng vốn đầu tư trở xuống nhiều ngân hàng sẵn sàng tham gia như: BIDV, MP, Techcombank… Nhiều hãng lớn top đầu thế giới sẵn sàng cung ứng thiết bị: Longi, Canadian Solar, Sungrow, Firth Solar…. Nhiều tổng thầu sẵn sàng tham gia : EPC, TTCL, Howee, Công ty O&M, Uper….
Thực chất lợi nhuận đem lại cho Nhà máy/doanh nghiệp không lớn, không hấp dẫn mà lại phải đối phó nhiều vấn đề ràng buộc cơ chế, chính sách của Nhà nước rất nhiêu khê. Hiện nay cũng có tình trạng bộ phận điều độ của cơ quan Điện lực có lúc tiếp nhận lượng điện thừa và lúc không.
Về định hướng hậu COVID-19, ông Bé cho biết, năm 2022 đến 2025 – định hướng các khu công nghiệp tại TP. HCM sẽ xây dựng và phát triển theo hướng khu công nghiệp sinh thái. Do vậy từng Khu phát triển điện mặt trời mái nhà và năng lượng tái tạo là tất yếu. Tuy nhiên qua khảo sát HBA cho rằng việc lắp đặt điện mặt trời tại các Nhà máy/doanh nghiệp lẻ tẻ rất khó thực hiện. Do đó, cần lên kế hoạch tổ chức đầu tư và lắp đặt theo tổng thể từng Khu. Phấn đấu từ năm 2022 đến 2025 sẽ lắp đặt điện mặt trời ít nhất từ 1 đến 3 khu hoàn chỉnh điển hình.
"Để đạt mục tiêu nêu trên phải có một sự phối hợp tổng lực của nhà đầu tư lớn và công ty đầu tư hạ tầng khu công nghiệp với sự ủng hộ của Nhà nước và tập đoàn EVN" - ông Bé nhấn mạnh.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
-
Cần cơ chế đủ mạnh khuyến khích các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp trong nước
-
[PetroTimesMedia] Thành phố Biển Đỏ: Dự án lưới điện vi mô điện mặt trời lớn nhất thế giới
-
Cần cơ chế, chính sách cho điện mặt trời mái nhà “tự sản, tự tiêu”
-
Bộ trưởng Bộ Công Thương lý giải về việc điều hành giá điện còn bất cập
-
Thúc đẩy phát triển các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi và điện hạt nhân
-
Khám phá các giải pháp năng lượng thông minh của Eaton tại VIMF 2024
-
Cần luật hóa chi tiết các mục tiêu bảo vệ môi trường trong hoạt động điện lực
-
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long: Giá điện khí LNG cần phải theo cơ chế thị trường
-
Đóng điện máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220kV Thủy Nguyên: Tăng cường đảm bảo điện cho TP Hải Phòng