Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ khối Doanh nghiệp Trung ương Nguyễn Quang Dương:

Điện đã thực sự đi trước một bước

13:56 | 04/08/2015

Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày 3/8, tại Hà Nội, Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ II, nhiệm kỳ 2015-2020. Đồng chí Nguyễn Quang Dương - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương đã tới dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội. Báo Năng lượng Mới trân trọng gửi tới bạn đọc.
Điện đã thực sự đi trước một bước
Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ khối Doanh nghiệp Trung ương Nguyễn Quang Dương
Đảng bộ EVN tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2015-2020 Đảng bộ EVN tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2015-2020
Đại hội mang bản lĩnh người Dầu khí Đại hội mang bản lĩnh người Dầu khí
Đại hội của niềm tin và trách nhiệm Đại hội của niềm tin và trách nhiệm

5 năm qua, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến rất phức tạp, đã tác động bất lợi đến nước ta. Kinh tế trong nước đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, lạm phát, lãi suất tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu gây hậu quả nặng nề, trong khi doanh nghiệp nhà nước vừa phải đẩy mạnh tái cơ cấu, vừa phải hội nhập sâu rộng, cạnh tranh gay gắt... Song Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã bám sát các chủ trương, nghị quyết và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan và Đảng uỷ khối Doanh nghiệp Trung ương, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn thách thức, lãnh đạo Đảng bộ và toàn Tập đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Công tác xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị của Đảng bộ Tập đoàn được chú trọng và có nhiều chuyển biến tích cực. Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Tập đoàn được khẳng định và nâng cao. Việc tổ chức học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và của cấp trên được Đảng bộ Tập đoàn thực hiện nghiêm túc. Công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng đảng được chú trọng; công tác tổ chức cán bộ, quản lý đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ được tăng cường; chất lượng sinh hoạt cấp uỷ, chi bộ được nâng lên và có nhiều giải pháp phù hợp với doanh nghiệp; đội ngũ cán bộ, đảng viên có lập trường tư tưởng vững vàng; việc triển khai “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả tích cực. Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường và có hiệu quả. Phương pháp công tác và phong cách lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ có nhiều đổi mới, phát huy dân chủ, nội bộ thống nhất, đoàn kết; vai trò của các tổ chức quần chúng được phát huy; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng được nâng lên một bước quan trọng.

Trong những năm tới, tình hình thế giới và khu vực còn nhiều diễn biến phức tạp. Kinh tế thế giới phục hồi chậm và còn nhiều biến động khó lường. Trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ tới của Đảng bộ Tập đoàn phải đặt trong bối cảnh hội nhập sâu, cạnh tranh quyết liệt khi Việt Nam tham gia ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do với châu Âu, châu Á-Thái Bình Dương (TTP), cộng đồng ASEAN... sẽ mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn thách thức đối với doanh nghiệp. Việc thực hiện tái cơ cấu, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có liên quan trực tiếp và làm thay đổi chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đảng trong doanh nghiệp. Sự thay đổi chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng sẽ làm xuất hiện những phương thức lãnh đạo mới, vì vậy phải đặc biệt lưu ý công tác xây dựng tổ chức cơ sở đang trong doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá.

Ban Thường vụ Đảng uỷ khối cơ bản nhất chí với đánh giá kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm và mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu của nhiệm kỳ 2015-2020 trong Báo cáo chính trị của Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tôi xin nhấn mạnh một số nội dung sau đây:

Về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị: Đảng bộ cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc các quan điểm và mục tiêu phát triển ngành điện; phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đất nước, bảo đảm cung cấp đủ điện cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước cho phát triển điện, kết hợp với việc nhập khẩu điện, nhập khẩu nhiên liệu hợp lý, đa dạng hoá các nguồn năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện, bảo tồn nhiên liệu hợp lý và bảo đảm an ninh năng lượng cho tương lai. Từng bước nâng cao chất lượng điện năng để cung cấp dịch vụ điện với chất lượng ngày càng cao. Thực hiện giá bán điện theo cơ chế giá thị trường nhằm khuyến khích đầu tư phát triển ngành điện. Khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Phát triển điện đi đôi với bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững đất nước. từng bước hình thành, phát triển thị trường điện cạnh tranh, đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện. Nhà nước chỉ giữ độc quyền lưới điện truyền tải để đảm bả an ninh hệ thống năng lượng quốc gia. Phát triển ngành điện dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng sơ cấp của mỗi miền. Tiếp tục đẩy mạnh công tác điện khí hoá nông thôn, đảm bảo cung cấp đầy đủ, liên tục, an toàn cho nhu cầu điện tất cả các vùng trong toàn quốc, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia...

Để thực hiện được những nhiệm vụ trên, Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần tập trung lãnh đạo:

Thứ nhất: Phải đảm bảo vận hành an toàn, liên tục, ổn định hệ thống điện, cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân với chất lượng ngày càng cao. Đầu tư phát triển nguồn và hệ thống lưới điện, đảm bảo cung cấp đầy đủ, vững chắc nhu cầu điện cho phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hoàn thành chương trình đưa điện về nông thôn, miền núi, hải đảo, đảm bảo đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện, góp phần xây dựng nông thôn mới và hoàn thành Điện khí hoá toàn quốc.

Thứ hai: Để phát huy vai trò Tập đoàn kinh tế chủ lực của nhà nước, Đảng bộ Tập đoàn cần lãnh đạo “Thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ cấu lại doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động theo cơ chế thị trường, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đẩy mạnh thoái vốn đầu tư ngoài ngành, cổ phần hoá và bán hết phần vốn nhà nước trong các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ theo cơ chế thị trường”. Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, sắp xếp đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với lộ trình phát triển các cấp độ thị trường điện có trình độ quản lý hiện đại, chuyên môn hoá cao, có tiềm lực tài chính mạnh, đầu tư và kinh doanh có hiệu quả; tiếp tục ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất-kinh doanh, nâng cao hiệu quả tiết kiệm điện, giảm tổn thất điện năng trong sản xuất, truyền tải và phân phối điện; chú trọng công tác đào tạo phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển và hiện đại hoá của Tập đoàn; đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, ổn định việc làm và cải thiện đời sống người lao động trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng năng suất lao động, tiếp tục thực hiện tốt công tác an sinh xã hội.

Về công tác xây dựng Đảng: Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng và có ý nghĩa then chốt trong toàn bộ quá trình xây dựng và phát triển Tập đoàn.

Tập đoàn cần chủ động, sáng tạo trong việc triển khai các Nghị quyết của Trung ương và của cấp trên cũng như của Đảng bộ làm sao để triển khai các Nghị quyết phải thực sự đi vào cuộc sống; cần triển khai toàn diện các mặt công tác xây dựng Đảng cả về tư tưởng chính trị, tổ chức cán bộ, kiểm tra, giám sát và công tác dân vận. Đặc biệt, Đảng bộ cần tiếp tục đẩy mạnh “Họ tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về “Một số vấn đề cấp bách xây dựng Đảng hiện nay”, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhằm ngăn chặn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và biểu hiện “tự điễn biến”, “tự chuyển hoá” trong Tập đoàn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và quản lý cán bộ Đảng viên trong công tác tư tưởng, công tác tự phê bình và phê bình trong từng cấp uỷ và trong mỗi cán bộ, đảng viên nhằm tiếp tục nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, là văn hoá doanh nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đảng bộ cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo cấp uỷ, tổ chức đảng, nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng trong doanh nghiệp nhằm đắp ứng yêu cầu phát triển, đổi mới của tập đoàn. Đảng uỷ Tập đoàn và các cấp uỷ trong doanh nghiệp cần ban hành các nghị quyết chuyên đề lãnh đạo thực hiện những chủ trương lớn, quan trọng về nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng; đoàn kết xây dựng Đảng bộ thực sự là hạt nhân chính trị lãnh đạo Tập đoàn khẳng định vị trí trụ cột, đầu tàu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước!

P.V (Năng lượng Mới)