Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Đề thi Ngữ văn không còn... đánh đố

11:43 | 02/07/2016

325 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sáng nay, gần 900.000 sĩ tử trên cả nước đã hoàn thành thi môn Ngữ Văn của Kỳ thi THPT Quốc gia 2016. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì đề thi Ngữ văn không đánh đố thí sinh, câu nghị luận dễ lấy điểm.

Tại điểm thi trường THPT Hoàng Hoa Thám (quận Bình Thạnh, TPHCM), thí sinh Thanh Thanh (học sinh trường THPT Ngô Quyền) ra trước giờ kết thúc môn thi khoảng 15 phút, cho biết, đề Ngữ văn khá dễ, em nghĩ mình làm chắc chắn trên 5 điểm. Thanh cho biết em thích nhất câu nghị luận xã hội, nói về “Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình” làm rất tốt.

Còn Anh Vỹ (học sinh trường THPT Trương Vĩnh Ký) thì cho rằng, khó nhất đối với em là câu đọc hiểu. Vỹ tự đánh giá em có thể đạt cao nhất là 5 điểm. Vỹ cũng cho biết em thích nhất là câu nghị luận xã hội, đề cập đến sự hèn nhát và tính dũng khí.

Theo Vỹ: “Hèn nhát nhu nhược là không đứng lên, không vượt qua được khó khăn. Còn người có dũng khí là luôn cố gắng vượt qua thử thách, thất bại thì đứng lên, vươn cao hơn đến thành công, đạt vinh quang”. Em cho rằng trong cuộc sống, cũng có những lúc em hèn nhát, yếu đuối nên với đề này em không thấy xa lạ mà rất gần gũi. Vỹ cho biết thêm là em định xét tuyển vào ĐH HUTECH ngành PR.

de thi ngu van khong co dot pha
Thí sinh vui vẻ, tự tin sau khi kết thúc thi môn Ngữ văn tại điểm thi trường THPT Hoàng Hoa Thám (quận Bình Thạnh, TPHCM) (ảnh: T. Thanh)

Thí sinh Bích Vân (học sinh trường THPT Marie Curie) cũng đánh giá đề không khó, không đánh đố, và dễ hơn so với đề các năm trước mà em đã tham khảo. Vân cho rằng, câu nghị luận xã hội rất thực tế, em làm tốt. Đó cũng là chia sẻ của thí sinh Minh Thư (THPT Trần Quang Khải), “Môn Ngữ văn năm nay không quá khó, có câu hỏi gần gũi với thực tế nên dễ liên hệ. Bởi trong cuộc sống, cũng có đôi lần em hèn nhát, nhu nhược nên em đã lấy ví dụ minh họa từ chính bản thân mình cho câu nghị luận xã hội”.

Đánh giá đề thi Ngữ văn THPT quốc gia 2016:

Tiến sĩ Phạm Hữu Cường – Giáo viên Ngữ văn Hệ thống giáo dục HOCMAI

Đề thi có cấu trúc tương tự như năm 2015. Đề có kiến thức tương đối cơ bản, không quá khó đối với học sinh. Phạm vi kiến thức chủ yếu nằm trong chương trình ngữ văn 12. Tuy nhiên học sinh vẫn phải nắm chắc kỹ năng làm văn từ lớp 11 mới có thể giải quyết tốt đề thi này.

Đề thi đảm bảo mục tiêu lấy kết quả để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học, không đánh đố học sinh, phân hóa tốt. Các câu phân hóa tập trung ở câu số 3 và câu 7 của đọc hiểu, câu 2 của phần làm văn. Trong đó, câu 2 của làm văn đòi hỏi học sinh phải có quan điểm, suy nghĩ riêng thì mới làm tốt được.

Với đề thi này, phổ điểm phổ biến sẽ nằm trong khoảng 6-7 điểm, học sinh khá giỏi có thể đạt được 8 – 9 điểm, số học sinh đạt trên 9 điểm sẽ hiếm.

Thạc sĩ Đặng Ngọc Khương – Giáo viên trường THPT Quốc tế Newton (Hà Nội)

Đề thi môn Ngữ văn hay, vừa sức và có tính phân loại cao. Nội dung kiến thức và kỹ năng phù hợp, vừa đảm bảo kiến thức cơ bản của chương trình vừa cập được những hiểu biết cần thiết trong cuộc sống hiện đại.

Hiểu biết tiếng Việt nói riêng và ngôn ngữ dân tộc nói chung luôn là điều cần thiết đối với học sinh và đó cũng là nhiệm quan trọng của giáo dục. Bên cạnh đó vấn đề cuộc sống trong mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, vấn đề thái độ ứng xử hèn nhát hay có dũng khí cũng là điều không thể thiếu trong việc định hướng nhân cách cho con người.

Phần đọc hiểu không đánh đố học sinh, nắm chắc các kiến thức tập làm văn và tiếng Việt như: chủ đề của đoạn văn biện pháp tu từ, phương thức biểu đạt, phát hiện từ ngữ và hình ảnh thơ tiêu biểu…học sinh đã có thể đạt được ½ số điểm.

Phần nghị luận xã hội câu hỏi ngắn gọn, rõ ý, vấn đề không quá mới những đầy tính thực tiễn và cách hỏi vẫn tạo được hứng thú cũng như có định hướng cho người làm bài. Phần nghị luận văn học hỏi về tình huống truyện của tác phẩm Vợ nhặt – một vấn đề khá gần gũi với học sinh nhưng cách hỏi theo kiểu đưa ra ý kiến nhận định lại có thể làm mới câu hỏi và yêu cầu ở học sinh kĩ năng xử lí đề tốt.

Đề có khả năng phân hóa cao vì thế sẽ đáp ứng được đồng thời 2 yêu cầu của kỳ thi THPT quốc gia, đó là xét tốt nghiệp và tuyển chọn vào các trường ĐH, CĐ… Như vậy, đề bài đã đáp ứng đúng được mục đích đề ra cho kỳ thi THPT quốc gia 2016

 

Thiên Thanh - Huyền Anh