Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ sử dụng năng lượng hiệu quả

14:16 | 01/08/2018

918 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 31/7, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Công thương tổ chức "Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2018". Đây là sự kiện nhằm thúc đẩy hoạt động ứng dụng công nghệ sử dụng năng lượng hiệu quả. Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower)  tham gia đồng hành cùng chương trình.  
day manh hoat dong ung dung cong nghe su dung nang luong hieu qua
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng phát biểu tại diễn đàn

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết, năng lượng đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Một trong các giải pháp quan trọng cho bài toán của ngành năng lượng là đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng các công nghệ sử dụng năng lượng hiệu quả.

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao, để đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã khai thác nguồn thủy điện gần như tối đa, kế hoạch phát triển năng lượng nguyên tử tạm dừng nên chúng ta đã và đang phải nhập khẩu năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện. Do đó, cần thiết phải đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng mới, tái tạo để nâng cao năng lực, hiệu quả, tính bền vững và thích ứng cho ngành năng lượng quốc gia cũng như thực hiện các cam kết quốc tế hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững.

Song song với các chính sách và giải pháp sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng truyền thống như than, thủy điện... Đảng và Chính phủ đã và đang thiết lập khung chính sách nhằm đa dạng hóa các nguồn cung cấp và hỗ trợ các nguồn năng lượng mới, tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời và điện gió. Có thể kể đến một số chính sách nổi bật như: Chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam 2020, tầm nhìn đến 2050; Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030; Cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam...

Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho hay, đối với ngành năng lượng, trong Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xác định chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu làm chủ công nghệ chế tạo thiết bị nhà máy thủy điện, nhiệt điện công suất trung bình và lớn, nghiên cứu ứng dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo cũng như nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả trong các khâu sản xuất, truyền tải và tiêu thụ năng lượng.

Trên cơ sở đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai nhiều chương trình nghiên cứu trọng điểm nhằm giải quyết các bài toán công nghệ trong ngành năng lượng, trong đó có Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 "Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng".

Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho rằng, ngành năng lượng đang phải đối mặt với bài toán phức tạp mà mọi quốc gia đều phải đối mặt, điều này càng khó khăn hơn đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Sự phát triển của công nghệ năng lượng mới đang đặt Việt Nam trên một thách thức và thời cơ để hướng tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động ứng dụng các công nghệ sử dụng năng lượng hiệu quả, đồng thời chuyển giao, làm chủ các công nghệ năng lượng mới, bền vững như công nghệ điện gió và điện mặt trời.

day manh hoat dong ung dung cong nghe su dung nang luong hieu qua
Toàn cảnh Diễn đàn

Tại Diễn đàn, đại diện các cơ quan quản lý, doanh nghiệp đã báo cáo tham luận trao đổi về các giải pháp nhằm phát triển đồng bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực năng lực; đưa công nghệ thực sự trở thành động lực then chốt, đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một nước phát triển. Ngoài ra, Diễn đàn cũng là nơi chia sẻ kinh nghiệm, ghi nhận sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong phát triển kinh doanh gắn với tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức chung, từ đó đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững vì mục tiêu phục vụ con người, quốc gia dân tộc.

day manh hoat dong ung dung cong nghe su dung nang luong hieu qua
Tiến sĩ Michael Braun, Chuyên gia tư vấn công nghệ và chuyển giao công nghệ (CHLB Đức) tham luận tại diễn đàn.

Tham luận tại diễn đàn, Tiến sĩ Michael Braun, Chuyên gia tư vấn công nghệ và chuyển giao công nghệ (CHLB Đức) chia sẻ, Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần phải triển khai lưới điện thông minh vì nó là cơ sở hạ tầng lưới điện tiên tiến, trong đó cho phép chúng ta xử lý kỹ thuật số và truyền thông cho phép quản lý luồng dữ liệu và thông tin hiệu quả nhằm nâng cao độ tin cậy, an ninh và hiệu quả của lưới điện tự động tối ưu hóa hoạt động lưới điện và tài nguyên, với an ninh mạng đầy đủ; nó triển khai và tích hợp các nguồn tài nguyên được phân phối và phát điện, bao gồm năng lượng tái tạo phát triển và kết hợp đáp ứng nhu cầu, các nguồn lực bên cầu, và các nguồn lực tiết kiệm năng lượng; triển khai các công nghệ thời gian thực, việc tự động, tương tác, tối ưu hóa đo lường, truyền dữ liệu liên quan đến hoạt động và trạng thái lưới, và tích hợp các thiết bị người dùng và thiết bị tiêu dùng 'thông minh'; cho phép triển khai và tích hợp công nghệ tích trữ điện và công nghệ khu chứa dự trữ, bao gồm xe điện sạc plug-in và xe điện hybrid, và điều hòa không khí dự trữ nhiệt cung cấp cho người tiêu dùng thông tin và phương án kiểm soát kịp thời.

Tiến sĩ Michael Braun cho rằng, Việt Nam nên chuyển ngay sang việc triển khai lưới điện thông minh, bởi vì nó được coi là chìa khóa rất quan trong để giúp chúng ta nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng năng lượng tái tạo.

day manh hoat dong ung dung cong nghe su dung nang luong hieu qua
Chuyên gia Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam tham luận tại diễn đàn

Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Nguyễn Văn Vy cũng đưa ra các giải pháp phát triển công nghệ điện gió, điện mặt trời trong ngành công nghiệp năng lượng – vai trò của khoa học công nghệ đó là: cần nghiên cứu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong các dây chuyền thiết bị đồng bộ của các nhà máy nhiệt điện, thủy điện; các giàn khoan khai thác dầu khí và các thiết bị, kết cấu siêu trường, siêu trọng khác phục vụ ngành công nghiệp dầu khí; nghiên cứu, nhập khẩu công nghệ, chuyển giao và phát triển công nghệ nhằm làm chủ trong chế tạo các thiết bị năng lượng; khuyến khích, hỗ trợ hình thành, phát triển các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong doanh nghiệp, đặc biệt là tại các tập đoàn kinh tế; đa dạng hóa các hình thức đầu tư trong chế tạo các thiết bị năng lượng. Xây dựng, phát triển các Tập đoàn mạnh trong chế tạo các thiết bị năng lượng.

Chủ động và tích cực vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tiến tới sản xuất chế tạo thiết bị toàn bộ trong một số lĩnh vực trọng điểm: Nghiên cứu làm chủ công nghệ chế tạo thiết bị toàn bộ các nhà máy điện gió, điện mặt trời, thiết bị của hệ thống truyền tải và phân phối điện; tích cực, chủ động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực chế tạo các thiết bị năng lượng.

Nguyễn Hoan

day manh hoat dong ung dung cong nghe su dung nang luong hieu quaĐánh thức nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam như thế nào?
day manh hoat dong ung dung cong nghe su dung nang luong hieu quaPhát động giải báo chí với phát triển bền vững
day manh hoat dong ung dung cong nghe su dung nang luong hieu quaChia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió tại Việt Nam
day manh hoat dong ung dung cong nghe su dung nang luong hieu qua“Việc nghiên cứu các nguồn năng lượng mới là rất quan trọng trong thời gian tới”
day manh hoat dong ung dung cong nghe su dung nang luong hieu quaCần nâng cao tỷ lệ năng lượng tái tạo