Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Đâu là giải pháp tài chính cho EVN?

11:14 | 21/11/2013

717 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Để đầu tư nguồn điện liên tục từ nay đến năm 2020, EVN đang phải tìm kiếm các giải pháp tài chính bền vững, đồng thời đảm bảo cổ phần hóa thành công các tổng công ty phát điện (EVN GENCO). Một lần nữa bài toán về vốn để đầu tư phát triển ngành điện lại trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Cần số vốn khổng lồ

Vừa qua, Hội thảo “Tiếp cận các phương án tài chính và Cổ phần hóa các GENCO” với sự có mặt của lãnh đạo và các chuyên gia của EVN và Ngân hàng Thế giới (WB) đã một lần nữa đưa ra mục tiêu tìm kiếm, tiếp cận các giải pháp tài chính bền vững.

EVN đang cần số vốn hàng chục ngàn tỷ đồng để phát triển nguồn điện

Theo Quy hoạch điện VII, nguồn tài chính cần có đảm bảo đầu tư cho các dự án của toàn Tập đoàn giai đoạn 2013 – 2015 là khoảng từ 5 – 6 tỷ USD/năm; giai đoạn 2015 – 2020 là khoảng từ 7 – 8 tỷ USD/năm. Đây thực sự là “những con số thách thức” đối với EVN, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn.

Theo Tiến sỹ Lê Xuân Nam - Kế toán trưởng của EVN, trong khi nhu cầu đầu tư càng ngày càng lớn, nhưng khả năng tiếp cận các nguồn vốn của EVN lại rất khó khăn. Một mặt là do các quy định hiện hành, mặt khác còn là do chưa có cơ chế rõ ràng cho hoạt động dự báo biến động về lãi suất, tỷ giá… nên nếu EVN huy động dòng vốn ngoại thì rủi ro cũng rất cao.

Hiện nay, không chỉ nguồn vốn vay ngoại tệ, mà đối với nguồn tài chính trong nước, hầu hết các ngân hàng đã cho EVN vay vượt giới hạn tín dụng thông thường. Vì vậy, nếu muốn cho EVN vay, các ngân hàng trong nước đều phải trình Thủ tướng Chính phủ, xin cơ chế riêng. Ngoài ra, các nguồn vốn hỗ trợ khác cũng rất hạn chế, không đủ để có thể xem như là một giải pháp thay thế khi EVN thực sự cần vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện.  

Đầu tư như thế nào?

Trong hội thảo “Tiếp cận các phương án tài chính và Cổ phần hóa các GENCO”, các chuyên gia của WB đã đưa ra một số nhận định về lộ trình đầu tư của ngành điện lực. Trước hết, về phương diện cải cách ngành Điện, Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới bắt buộc phải đi đến giai đoạn có sự tham gia của thành phần tư nhân (IPS) vào lĩnh vực phát điện (Đối với Việt Nam là cổ phần hóa các EVN GENCO).

Phần lớn các dự án nguồn điện tại Việt Nam chậm tiến độ do thiếu vốn

Từ việc giới thiệu mô hình phân loại qua các tiến trình IPS trong phát điện trên thế giới, 3 mô hình cơ bản trong IPS như ở các nước: Anh, Argentina, Liên bang Nga... các chuyên gia khẳng định: Do những đặc thù riêng của ngành Điện Việt Nam, rất khó để có thể áp dụng IPS đối với các EVN GENCO như các nước phát  triển.

Bà Victoria Kwakwa của WB khẳng định: "Không chỉ các bạn (Việt Nam) mà rất nhiều nước đang phát triển khác ở Châu Á cũng đã và đang phải đối diện với thực trạng khó khăn trong việc huy động nguồn vốn “khổng lồ” cho đầu tư nguồn điện. Chính phủ không thể mãi mãi “cấp vốn” cho ngành Điện được. Các bạn cũng không thể trông chờ vào 1 ngân hàng nào đó, hoặc 1 tổ chức tài chính/nguồn vốn ODA… để đầu tư lâu dài được. Vì vậy, các bạn cần một giải pháp tổng thể để đảm bảo huy động nguồn vốn lâu dài”.

Các chuyên gia đều thống nhất cho rằng ngành điện Việt Nam đang đứng trước quyết định trọng đại về việc chấp nhận rủi ro trong đầu tư hoặc ngưng đầu tư dẫn đến thiếu điện phát triển nền kinh tế. Lối thoát duy nhất chỉ ra là cổ phần hóa các GENCO (có lộ trình), đây là một hướng đi phù hợp theo xu thế thị trường, đảm bảo các giải pháp tài chính bền vững, lâu dài.

Đại diện EVN GENCO và WB đã trao đổi thẳng thắn về các nguồn vốn cho đầu tư cấp bách cũng như cổ phần hóa GENCO trong lâu dài và đạt được thỏa thuận hỗ trợ tìm kiếm giải pháp tài chính bền vững. Hiện EVN cũng đã xây dựng kế hoạch và hướng dẫn để các EVN GENCO chuẩn bị triển khai cổ phần hóa theo chỉ đạo của Chính phủ.

Tùng Dương