Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV

Đa dạng hóa đầu tư truyền tải điện

07:30 | 12/11/2019

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trả lời chất vấn tại nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nêu rõ, khi lập Quy hoạch điện VII vào năm 2016 đã không lường được hết sự phát triển của năng lượng tái tạo, chủ yếu là điện mặt trời, nên đã tạo ra “điểm nghẽn” trong giải tỏa công suất.

Ồ ạt đầu tư điện mặt trời

Quyết định 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, trong đó tăng giá điện mặt trời lên 9,35 cent/kWh (khoảng 2.086 đồng) có hiệu lực từ 1-6-2017 đã mở ra nhiều cơ hội đầu tư phát triển điện mặt trời. Tuy nhiên, quyết định này chỉ có hiệu lực đến 30-6-2019. Do đó, đã hình thành một cuộc đua rầm rộ đầu tư vào điện mặt trời, các doanh nghiệp thi nhau công bố dự án để kịp hưởng chính sách ưu đãi giá điện cao.

da dang hoa dau tu truyen tai dien
Ồ ạt đầu tư điện mặt trời khiến lưới điện quá tải

Số liệu của Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) cho thấy, gần 100 nhà máy điện mặt trời dồn dập vận hành trong thời gian ngắn để cán đích trước ngày 30-6-2019. Năm 2018, chỉ 3 nhà máy điện mặt trời đóng điện thành công, 3 tháng đầu năm 2019 thêm 5 nhà máy. Thế nhưng, từ tháng 4 đến tháng 6-2019, con số này đã tăng vọt lên 81 nhà máy. Riêng 6 tháng năm 2019, có tới gần 90 nhà máy điện mặt trời hòa lưới. Công suất lắp đặt của các nhà máy điện mặt trời lên tới gần 4.500 MW, trong khi tổng công suất nguồn điện cả nước là 45.000 MW.

Ninh Thuận và Bình Thuận là 2 tỉnh có số lượng nhà máy điện mặt trời lớn nhất. Cụ thể, Ninh Thuận có 15 nhà máy với tổng công suất hơn 1.000 MW, còn Bình Thuận có 19 nhà máy với tổng công suất 871 MW. Vì thế, đây là nơi tình trạng quá tải lưới điện diễn ra trầm trọng. Nhiều máy biến áp, trục đường dây có mức quá tải tới hơn 200%. Điển hình là trục đường dây 110kV Tháp Chàm - Hậu Sanh - Tuy Phong - Phan Rí quá tải tới 260-360%.

Cách đây không lâu, tại cuộc họp trực tuyến của Chính phủ, ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết, theo quy hoạch tới năm 2020, Ninh Thuận được duyệt 2.000 MW năng lượng tái tạo, trong đó có điện mặt trời, nhưng thiết kế lưới truyền tải khu vực này chỉ chịu được tối đa công suất 800-1.000 MW. Tới cuối tháng 6-2019, tổng công suất các dự án năng lượng tái tạo của Ninh Thuận được đấu nối là 1.300 MW, trong đó gần 1.090 MW là điện mặt trời. Hiện một số dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận phải cắt giảm công suất theo yêu cầu của A0.

Trước đó, Hiệp hội Điện gió Bình Thuận (BTWEA) cũng đã phản ứng vì bị ép cắt giảm công suất phát điện. Trong tháng 6-2019, A0 đã yêu cầu các dự án điện gió phải cùng cắt giảm 38-64% công suất với các dự án điện mặt trời mới hòa lưới. Ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch BTWEA lo lắng, với tình hình cắt giảm như vậy, doanh nghiệp chắc chắn sẽ lỗ, chưa kể phải trả nợ nước ngoài.

Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thừa nhận, việc phát triển nhanh các dự án năng lượng tái tạo với quy mô tập trung ở một số địa phương, chủ yếu là miền Trung, nơi có cường độ bức xạ lớn trong khi nhu cầu tiêu thụ ít đã gây ra khó khăn cho hệ thống lưới điện truyền tải. Riêng các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Lâm Đồng... trong 2 năm qua đã có rất nhiều dự án điện mặt trời đóng điện, nên lưới điện truyền tải không thể truyền tải được hết lên hệ thống. Đầu tư lưới truyền tải không theo kịp tốc độ dự án điện mặt trời.

Tăng đầu tư cho truyền tải điện

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chiều 6-11, một số đại biểu Quốc hội đã đặt vấn đề về phát triển điện mặt trời, năng lượng sạch.

Đại biểu Lê Thu Hà (Lào Cai) chất vấn: Quy hoạch điện VII có ý nghĩa gì khi quy hoạch năm 2020 là 850 MW và tới năm 2030 là 1.200 MW đã bị phá vỡ khi công suất lắp đặt điện mặt trời, năng lượng sạch hiện tại lên hơn 7.000 MW, gấp 9 lần ban đầu. Hiện 121 dự án được cấp phép và 210 dự án đang chờ phê duyệt?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay, khi lập Quy hoạch điện VII vào năm 2016 đã không lường được hết sự phát triển của năng lượng tái tạo, chủ yếu là điện mặt trời. Quyết định 11 về cơ chế giá ưu đãi cho điện mặt trời là 9,35 cent/kWh trong 20 năm với dự án vận hành trước 30-6-2019 đã tạo điều kiện đủ mạnh cho nhà đầu tư phát triển năng lượng mặt trời ở Việt Nam.

Theo đại biểu Hà, mức giá 9,35 cent/kWh trong vòng 20 năm là khá cao so với các nước trong khu vực cũng như so với giá các nguồn năng lượng khác, vì thế, đề nghị Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết sự so sánh giá thành sản xuất, giá mua và hiệu quả kinh tế khi khai thác nguồn điện mặt trời.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, cơ sở mức giá đó là sự phối hợp với tư vấn quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Khi ban hành Quyết định 11, nước ta đối mặt nguy cơ thiếu điện trong các năm 2019-2020 nên điện mặt trời là nguồn năng lượng bổ sung cần thiết. Thực tế, tới ngày 30-6-2019, khi Quyết định 11 hết hiệu lực, đã có gần 4.900 MW điện mặt trời được vận hành, bổ sung rất lớn vào nguồn điện năm 2019.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh đến sự phát triển chưa đồng bộ giữa hạ tầng truyền tải điện, các trạm biến áp tại một số khu vực khiến các dự án điện mặt trời vận hành nhưng không thể giải tỏa hết công suất, mới dừng ở mức 30-40%. Từ cuối năm 2018, Bộ Công Thương đã đề nghị Chính phủ cho phép bổ sung thêm 15 đường dây 110kV, 220kV... nhưng cũng không kịp để giải tỏa công suất điện mặt trời. Năm 2020 sẽ có thêm nguồn lực phát triển hệ thống hạ tầng truyền tải điện khi có thể giao cho tư nhân đầu tư đường dây 500 kV mới.

“Điểm nghẽn cơ bản trong giải tỏa công suất điện mặt trời là trong điều kiện hạn chế về nguồn lực của Nhà nước và của EVN, nếu không đa dạng hóa được nguồn đầu tư cho phát triển hệ thống truyền tải điện, bao gồm cả hệ thống truyền tải và các trạm biến áp các cấp độ khác nhau, thì sẽ tiếp tục hạn chế việc giải tỏa công suất và năng lực giải tỏa công suất điện mặt trời” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Chính vì vậy, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, về giải pháp dài hạn, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục cùng các bộ, ngành nghiên cứu, tham mưu, báo cáo với Chính phủ và báo cáo với Quốc hội cho phép sửa đổi một số nội dung trong Luật Đầu tư và Luật Điện lực, từ đó có cơ chế mới cho phép tiếp tục đa dạng hóa các nguồn đầu tư của xã hội phát triển hệ thống truyền tải điện, cụ thể là các đường dây 500kV. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh rằng, cho phép xã hội hóa trong truyền tải điện nhưng không có nghĩa là đánh mất vai trò độc quyền của Nhà nước.

Đánh giá về những bất cập trong truyền tải điện, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho hay, tốc độ tăng trưởng của GDP cao đòi hỏi một nguồn năng lượng lớn. Vì thế, làm sao để có đủ nguồn năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước là điều cần phải nghiêm túc bàn bạc. Nguồn năng lượng tái tạo đặc biệt quan trọng, trong đó điện mặt trời được đánh giá có tiềm năng lớn. Hiện đã có những quy hoạch rõ ràng cho điện mặt trời nhưng truyền tải điện mặt trời đang gặp tình trạng quá tải, gây lãng phí.

“Ngành điện Việt Nam có ba khâu gồm sản xuất, truyền tải và phân phối. Trong ba khâu đó, khâu truyền tải do Nhà nước độc quyền. Để gỡ nút thắt về truyền tải điện, có nên cho tư nhân tham gia vào lĩnh vực này hay không? Đây là bài toán khó đối với ngành điện và cũng như đối với Việt Nam” - chuyên gia Ngô Trí Long nói.

Đức Minh