Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Cuộc chiến tranh giành Citgo

13:21 | 19/02/2019

196 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Citgo, chi nhánh ở Bắc Mỹ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Venezuela (PDVSA), đang là tâm điểm của cuộc chiến chính trị giữa Nicolas Maduro và Juan Guaido. Chi nhánh này là đảm bảo cho sự tồn tại của chính quyền Caracas.

Cuộc chiến của các nhà lãnh đạo ở Venezuela không chỉ diễn ra ở cấp độ ngoại giao. Juan Guaido, tổng thống tự xưng, có thể tự hào về sự hỗ trợ lớn từ cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Pháp, nhưng kết quả cuộc đấu tranh quyền lực này có thể phụ thuộc rất lớn vào một công ty ít được công chúng biết đến: Citgo.

cuoc chien tranh gianh citgo
Nhà máy Lọc dầu Citgo ở Corpus Christi (Texas), một trong ba cơ sở của công ty con thuộc PDVSA ở Bắc Mỹ

Cả hai phe đã hoạt động tích cực kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng chính trị để giành quyền kiểm soát công ty con ở Bắc Mỹ của PDVSA. Washington đã vội vàng cấm Citgo đưa tiền về cho công ty mẹ từ ngày 29-1-2019 bằng cách phong tỏa tài khoản ngân hàng của Citgo ở Hoa Kỳ và Juan Guaido hứa sẽ thay thế các giám đốc điều hành của Citgo. Ngày 13-2, Quốc hội do phe đối lập Venezuela kiểm soát đã bổ nhiệm các ban giám đốc tạm thời mới cho chi nhánh của PDVSA ở Bắc Mỹ này.

Về phần mình, Nicolas Maduro tuyên bố sẽ phản đối bằng mọi cách có thể cái mà ông gọi là “hành vi trộm cắp của Washington với Citgo”. Ngay cả Nga, quốc gia nắm giữ lợi ích tài chính trong công ty có trụ sở tại Houston này, cũng đã lên tiếng chống lại hành động can thiệp vào Citgo của Mỹ.

Với 3.500 nhân viên, khoảng 5.000 trạm bán xăng dầu trên đất Mỹ và 3 nhà máy lọc dầu, Citgo từ lâu đã là doanh nghiệp “in tiền” của chính quyền Caracas. Được thành lập vào năm 1910 bởi doanh nhân người Mỹ Henry Doherty, Citgo trước đây có tên là Citi Service & Co. Chính Doherty đã biến công ty này thành một đế chế dầu nhỏ sau khi phát hiện ra các mỏ vàng đen xung quanh El Dorado, Kansas. Các mỏ này cho phép Citgo trở thành 1 trong 10 công ty dầu mỏ lớn nhất ở Hoa Kỳ trong những năm 80 của thế kỷ trước.

PDVSA đã mua lại công ty này vào năm 1990, để phát triển thị trường Bắc Mỹ cho dầu của Venezuela. Citgo trở thành nhà tinh chế và phân phối độc quyền dầu được xuất khẩu từ Venezuela. Ông Hugo Chavez, sau khi lên nắm quyền năm 1999, đã nhanh chóng đưa chi nhánh của tập đoàn dầu mỏ quốc gia này thành một máy bơm ngoại tệ để tài trợ cho các chương trình xã hội của mình. Sự suy giảm liên tục của mối quan hệ ngoại giao giữa Washington và Caracas chưa bao giờ ảnh hưởng đến các hoạt động của Citgo.

Nền kinh tế Venezuela ngày càng trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn thu từ dầu mỏ. Nhưng xuất khẩu dầu sang Nga hoặc Trung Quốc "chủ yếu được sử dụng để trả lãi cho các khoản nợ mà Caracas đã ký hợp đồng với các nước này", nhật báo La Nacion của Argentina cho biết. Do đó, các khoản thu mà Citgo trả về cho công ty mẹ “là nguồn tiền thường xuyên duy nhất để vận hành bộ máy nhà nước Venezuela”, Ivo Hernandez, một nhà khoa học chính trị Venezuela được phỏng vấn bởi kênh tin tức Deutsche Welle của Đức, cho biết. Công ty này nhập khẩu 175 nghìn thùng dầu mỗi ngày từ Venezuela, tương đương 1/5 lượng xuất khẩu toàn cầu của PDVSA, theo số liệu từ KBC Advanced Technologies, một công ty tư vấn làm việc cho Citgo.

Công ty con của PDVSA ở Bắc Mỹ cũng có một lợi thế khác với chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro: đó là tài sản duy nhất của một quốc gia đang bị kiệt quệ về kinh tế, vẫn còn giá trị trên thị trường tài chính. Venezuela “đã sử dụng nó nhiều lần làm tài sản thế chấp cho các khoản vay”, ông Russ Dallen, CEO của Caracas Capital, một ngân hàng đầu tư chuyên về các nước Mỹ Latinh, cho biết khi trả lời phỏng vấn Hãng tin McClatchy DC. Nga sẽ là chủ sở hữu 49% lượng cổ phiếu của Citgo, nếu PDVSA không thể hoàn trả số tiền mà Moskva đã cho mượn, đó là lý do tại sao Điện Kremlin rất quan tâm đến cuộc chiến giành quyền kiểm soát Citgo.

Thật khó để tưởng tượng chính quyền Nicolas Maduro sẽ như thế nào khi mất một tài sản như Citgo. “Tất cả phụ thuộc vào tốc độ mà PDVSA có thể tìm thấy người mua - Nga, Iran, Trung Quốc - để bán loại dầu mà PDVSA sẽ không thể bán ở Hoa Kỳ”, Günther Maikeep, một chuyên gia về Mỹ Latinh ở Viện Quan hệ Quốc tế Đức nói với tờ Deutsche Welle. Một số đối tác ở Caracas, như Trung Quốc, đã lắc đầu, vì “họ biết rằng Venezuela, trong tình trạng thiếu tiền kinh niên, sẽ bán dầu với giá cao”, Paola Rodriguez-Masiu, chuyên gia về Venezuela của Văn phòng tư vấn Rystad Energy trả lời phỏng vấn kênh BBC của Anh.

Nhưng để giành được Citgo từ tay Nicolas Maduro, Washington và Juan Guaido phải trải qua một cuộc chiến pháp lý khốc liệt. Người đứng đầu nhà nước Venezuela đã hứa sẽ phản đối bất kỳ sáng kiến nào từ Mỹ về vấn đề này, Hãng tin Reuters cho biết. Bất kỳ thay đổi nào ở người đứng đầu Citgo cũng phải được PDVSA chấp thuận. Trong khi Chủ tịch PDVSA, ông Quir Quevedo, hiện vẫn trung thành với Tổng thống Nicolas Maduro. Ngoài ra, PDVSA cũng có thể quyết định không xuất khẩu dầu nặng cho Citgo, điều này sẽ làm giảm đáng kể sức hấp dẫn tài chính của công ty này. Đó là lý do tại sao Juan Guaido khẳng định rằng ông không chỉ cố gắng thay đổi ban điều hành của Citgo, mà còn muốn “dọn sạch” ban lãnh đạo PDVSA.

Theo tờ New York Times, mục tiêu của Washington là muốn Citgo đóng vai trò quan trọng trong công cuộc tái thiết kinh tế sau thời hậu Maduro. Mặc dù nhiều nước phương Tây đã công nhận ông Guaido là nguyên thủ quốc gia chính danh, ông Maduro vẫn nắm quyền kiểm soát các định chế nhà nước và ông Guaido cần phải có ngân quỹ nếu ông muốn thành lập một chính phủ lâm thời. Kiểm soát chi nhánh Citgo của PDVSA ở Mỹ sẽ phần nào giúp ông Guaido thực hiện việc đó. Tuy nhiên để nắm giữ quyền kiểm soát PDVSA là điều khó thực hiện được vì hiện nay ông Maduro vẫn nắm quyền.

S.Phương