Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Cuộc cách mạng trong lòng bàn tay (Kỳ 3)

15:00 | 24/01/2020

287 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Sau khi ra đời, ĐTDĐ phát triển nhanh chóng. Sự biến đổi mạnh mẽ của những “chú dế” nhỏ xinh trong túi mỗi người đã không khỏi gây kinh ngạc, đồng thời kích thích sự tưởng tượng về những viễn cảnh xa xôi nhất có thể xảy ra với ĐTDĐ.

Liệu những chiếc ĐTDĐ sẽ như thế nào sau 20, 30 hoặc thậm chí 50 năm nữa? Chúng có giống như một sản phẩm khoa học viễn tưởng?... Android Authority, trang web nổi tiếng về xu hướng công nghệ, có bài viết về các xu hướng “điên rồ nhất” của ĐTDĐ trong tương lai.

cuoc cach mang trong long ban tay ky 3
Điện thoại di động trong tương lai có thể là một máy tính siêu nhỏ cấy vào não chúng ta

Điều khiển bằng trí não

ĐTDĐ cho phép điều khiển bằng trí não sẽ là một trong những tính năng phổ biến. Thời kỳ trước đây, người ta chỉ có thể sử dụng ĐTDĐ bằng bàn phím. Sau đó bàn phím được thay thế bằng màn hình cảm ứng. Với các dịch vụ như Google Assistant và Samsung Bixby, chúng ta giờ đây đã có thể tương tác với ĐTDĐ của mình bằng giọng nói.

Vì thế sử dụng trí não để điều khiển điện thoại sẽ là một bước phát triển rất tự nhiên, cho phép người dùng thực hiện mọi tác vụ trên ĐTDĐ thông qua sức mạnh trí não. Người dùng chỉ cần nghĩ sẽ mở một ứng dụng nào đó, như phiên bản YouTube của tương lai, đầu họ chỉ nhớ tới giai điệu của bài hát nào đó và lập tức ĐTDĐ sẽ phát video theo ý muốn. Thậm chí công nghệ này còn cho phép người dùng gửi tin nhắn, điều khiển độ sáng màn hình, biên tập ảnh hoặc dựng phim - tất cả đều diễn ra bằng ý nghĩ mà không phải động tay chút nào vào “chú dế”.

Với công nghệ điều khiển bằng trí não, người dùng có thể sử dụng ĐTDĐ nhanh hơn. Họ sẽ không còn phải mất công tìm kiếm một ứng dụng, vuốt ngang vuốt dọc màn hình chỉ để tìm thấy và mở nó ra. Họ chỉ cần nghĩ tới ứng dụng và nó sẽ hoạt động trong nháy mắt.

Sự ra đời của một chiếc điện thoại “mềm dẻo” có thể co giãn được dường như không phải là một thứ gì đó quá ngạc nhiên. Thay vì phải gập điện thoại vào để có diện tích màn hình sử dụng lớn hơn như chiếc FlexPai, người dùng có thể kéo giãn chiếc ĐTDĐ như kéo một chiếc dây chun, để tăng kích cỡ.

Dĩ nhiên sẽ còn rất xa để một sản phẩm như thế xuất hiện. Nhưng các nhà khoa học đang có tiến bộ trong lĩnh vực này. Hồi năm 2017, phòng nghiên cứu Building 8 của Facebook đã gây chú ý khi tiến hành phát triển công nghệ cho phép người dùng gõ một văn bản chỉ bằng suy nghĩ. Tốc độ gõ bằng trí não mà Facebook mong muốn đạt được là 100 chữ mỗi phút, nhanh gấp 5 lần việc chúng ta trực tiếp dùng ngón tay gõ vào màn hình cảm ứng của ĐTDĐ.

Các nhà khoa học ở Học viện Công nghệ Massachussett (Mỹ) đang có nghiên cứu tương tự, với mục tiêu chế tạo ra thiết bị có tên AlterEgo, cho phép người dùng giao tiếp với máy móc chỉ bằng suy nghĩ.

Sạc không dây từ xa

Một công ty có tên Energous đang phát triển công nghệ sạc điện thoại không dây từ xa. Chỉ cần giữ ĐTDĐ trong khoảng 1 mét quanh thiết bị phát mang tên WattUp Mid Field và ĐTDĐ sẽ lập tức được sạc pin. Đây là một ý tưởng rất hay và hoàn toàn có thể được đẩy mạnh nghiên cứu hơn nữa.

cuoc cach mang trong long ban tay ky 3
Điện thoại di động mềm dẻo, thay đổi được kích cỡ có thể là một lựa chọn của tương lai

Hãy hình dung trong tương lai, những thiết bị phát như WattUp Mid Field có công suất mạnh hơn nữa và sở hữu khả năng sạc ĐTDĐ ở khoảng cách cực lớn. Chúng có thể được đặt khắp nơi, giống những trạm thu phát sóng di động (BTS) đang tồn tại hiện nay và sẽ liên tục sạc ĐTDĐ của bạn từ xa, không bao giờ cạn nguồn. Những thiết bị phát này mạnh tới mức chúng sẽ khiến pin ĐTDĐ luôn ở mức 100%. Người dùng không cần phải lo ngay ngáy về việc đang dở cuộc gọi thì hết pin, hoặc đang “chiến” dở ván game hay thì sập nguồn. Người dùng cũng không phải mang theo mớ dây nhằng nhằng cùng những cục sạc di động lỉnh kỉnh.

Mềm dẻo và co giãn

Điều “điên rồ” tiếp theo có thể xảy ra trong công nghệ màn hình ở tương lai gần dường như là những chiếc màn hình mềm dẻo. Chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của một số loại ĐTDĐ có thể gập màn hình như Royole FlexPai, Samsung Galaxy Fold và Huawei Mate X.

Vì thế, sự ra đời của một chiếc điện thoại “mềm dẻo” có thể co giãn được dường như không phải là một thứ gì đó quá ngạc nhiên. Thay vì phải gập điện thoại vào để có diện tích màn hình sử dụng lớn hơn như chiếc FlexPai, người dùng có thể kéo giãn chiếc ĐTDĐ của tương lai, giống như kéo một chiếc dây chun vậy, để tăng kích cỡ. Tất cả những gì người ta cần làm chỉ là kéo điện thoại theo hai cạnh dài và rộng của nó.

Thiết kế ĐTDĐ kéo dãn kiểu này sẽ cho phép người dùng nhanh chóng tăng kích cỡ màn hình khi xem video. Nhưng lúc cần, họ vẫn có thể thu nhỏ chúng lại kích cỡ ban đầu để bỏ vào túi.

Hiện nay, hoạt động nghiên cứu để cho ra đời các loại màn hình có thể thay hình đổi dạng đã hoàn tất. Samsung từng công bố phiên bản thử nghiệm của một chiếc màn hình có thể kéo giãn hồi năm 2017. Theo đó, màn hình có thể được kéo dài thêm 12mm so với kích thước ban đầu mà không hề bị hư hỏng gì. Người dùng hoàn toàn có thể khiến màn hình trở lại trạng thái ban đầu vào bất kỳ lúc nào.

cuoc cach mang trong long ban tay ky 3
Rất khó để hình dung ĐTDĐ sẽ biến đổi như thế nào, nhưng chắc chắn nó sẽ rất ấn tượng

Nhưng chúng ta vẫn còn phải đi rất lâu nữa mới có thể thấy một chiếc ĐTDĐ có khả năng kéo giãn ra đời, bởi vấn đề chính đang nằm ở các cấu kiện bên trong. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan (Mỹ) đang tiến hành phát triển một mạch bán dẫn có khả năng kéo giãn, đặt những viên gạch tiếp theo cho ĐTDĐ kéo giãn được.

Màn hình OLED kết hợp với mực điện tử

Màn hình OLED từ lâu nay đã được đánh giá cao trên các khía cạnh xem video và chơi game. Song những người mê đọc qua ĐTDĐ không mê nổi chúng. Họ thích những thiết bị có thể hiển thị mực điện tử (E-ink), như sách điện tử Kindle của Amazon. Nguyên nhân do mực điện tử sẽ không làm mắt nhức mỏi nếu đọc sách suốt nhiều tiếng đồng hồ. Mực điện tử cũng hiển thị rõ hơn nhiều dưới ánh nắng.

Có thể ĐTDĐ sẽ bị thay thế bởi một chiếc kính mắt. Khi ai đó gọi tới, hình ảnh và tên của họ sẽ hiện ngay lên trước mắt người nhận. Khi trả lời cuộc gọi, người nghe sẽ lập tức nghe thấy tiếng người gọi dù không đeo tai nghe, bởi kính sử dụng công nghệ dẫn âm qua xương thẳng vào bộ phận thần kinh xử lý âm thanh.

Các ưu điểm của mực điện tử, thật không may, lại là điều bất khả thi với màn OLED. Loại màn này có một số tính năng hỗ trợ việc đọc như chế độ xem ban đêm (lọc bớt màu xanh dương) và thậm chí biến màn hình thành đơn sắc. Nhưng ngay cả khi bật những tính năng đó, màn hình OLED vẫn không thể đọ được với công nghệ mực điện tử.

Vì thế, chiếc ĐTDĐ tương lai có thể sẽ chứng kiến sự kết hợp của màn OLED và mực điện tử trên màn hình điện tử. Sự ra đời của loại màn này sẽ giết chết các loại sách điện tử chuyên dụng, nhưng đó là điều không thể tránh trong vòng xoáy của sự phát triển.

Android Authority hình dung ra rằng, chỉ với một cái gõ đơn giản vào phần cài đặt của ĐTDĐ, người dùng có thể biến đổi một màn hình OLED thành một màn hình hiển thị mực điện tử khi họ muốn đọc sách, xem báo hoặc nghiên cứu tài liệu. Màn hình hiển thị mực điện tử tiêu thụ rất ít điện nên giúp ĐTDĐ có thể duy trì hoạt động trong thời gian lâu hơn rất nhiều.

Thế giới đã có những chiếc ĐTDĐ tích hợp cả hai công nghệ màn hình OLED và mực điện tử lên một sản phẩm. Ví dụ, chiếc YotaPhone 3 có một màn hình AMOLED ở mặt trước và một màn hình mực điện tử ở mặt sau. Trong khi đó, đồng hồ thông minh TicWatch Pro của Mobvoi cho phép người dùng chọn sử dụng màn hình OLED hoặc mực điện tử để thay đổi thời gian sử dụng pin.

Nhưng để hai công nghệ hòa vào một màn hình duy nhất thì cho đến nay vẫn chưa ai làm được.

Kính thông minh thay thế

Điện thoại thông minh, thứ đang nắm vai trò thống trị trong đời sống thường nhật hiện nay, có thể chẳng còn nguyên vẹn hình ảnh trong tương lai mà có thể sẽ có hình dạng hoàn toàn mới, cho phép chúng ta thực hiện các nhiệm vụ mà ĐTDĐ đang đảm nhận hôm nay đồng thời thêm nhiều công việc khác nữa.

Có thể ĐTDĐ sẽ bị thay thế bởi những thứ trông như đồ vật bình thường mà ta dùng hằng ngày, ví dụ một chiếc kính mắt. Tất nhiên, kính tích hợp công nghệ cao không phải là thứ gì đó mới mẻ bởi chúng ta từng có Google Glass - thiết bị đã thất bại thảm hại. Nhưng ĐTDĐ tương lai, trong hình hài của một chiếc kính, sẽ vươn xa hơn nhiều dự án của Google.

Chiếc kính ấy sẽ cho phép chúng ta thực hiện và nhận cuộc gọi. Khi ai đó gọi tới, hình ảnh và tên của họ sẽ hiện ngay lên trước mắt người nhận. Khi lựa chọn trả lời cuộc gọi, người nghe sẽ lập tức nghe thấy tiếng người gọi dù không đeo tai nghe, bởi kính sử dụng công nghệ dẫn âm qua xương thẳng vào bộ phận thần kinh xử lý âm thanh. Người dùng cũng có thể chơi nhạc, xem video, đọc thư điện tử, gửi tin nhắn qua kính. Tất cả các tác vụ này đều sẽ được thể hiện ngay trước mắt người dùng, thông qua công nghệ thực tế ảo tích hợp (AR).

Kính tương lai sẽ không thể thiếu máy ảnh tích hợp. Khi người dùng muốn chụp ảnh, một khung hình sẽ xuất hiện trước mắt họ, cho thấy trước một cách chính xác hình ảnh sắp được chụp sẽ ra sao. Người dùng chỉ cần nói câu “Chụp” và hình ảnh sẽ được lưu lại.

Nhờ công nghệ AR, những chiếc kính sẽ hiển thị hình ảnh trước mặt, cho phép người dùng xem các bộ phim truyền hình ưa thích, chơi game, nhìn được các hình ảnh 3D của người khác. Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi trong phòng khách và chứng kiến Marilyn Monroe hát ca khúc Happy Birthday Mr.President ngay trước mắt hay có thể xem các phim bom tấn mới nhất. Trải nghiệm sẽ thực sự khác biệt so với dùng ĐTDĐ hiện tại.

Rất nhiều công ty hiện đang nghiên cứu trong lĩnh vực sản xuất các loại kính thông minh và kết nối mạnh. Ngoài Google, Intel đã từng khoe một chiếc kính thông minh có khả năng phát rất nhiều thông tin trước mặt người dùng như hướng đi, thông báo. Rất đáng tiếc là Intel đã bỏ dự án này.

Một công ty có tên North do Amazon bỏ vốn đầu tư cũng đang nghiên cứu chế tạo ra chiếc kính riêng mang tên Focals. Kính Focals đã được lên kế hoạch bán ra vào cuối năm nay.

Ngoài ra còn phải kể tới các sản phẩm như HoloLens của Microsoft, cho phép người dùng nhìn thấy hình ảnh 3D ngay trước mắt.

Nhưng nếu bạn nghĩ rằng kính thông minh đã là “điên rồ” thì hãy đi xa thêm một bước nữa. Hãy tưởng tượng chiếc kính này sẽ bị thay thế bằng một máy tính cỡ nhỏ tích hợp với bộ não của chúng ta. Người dùng có thể nhận cuộc gọi khi nghe thấy tiếng kêu trong đầu, giống như họ đang nghĩ ra âm thanh đó vậy. Họ sẽ nghe nhạc, nghe dẫn đường GPS theo cách thức tương tự.

Ngoài ra, người dùng còn có thể chụp ảnh, xem video, chơi game, nhìn hình ảnh 3D. Nhưng thay vì thấy hình ảnh phóng ra trước mắt như khi đeo kính, hình ảnh sẽ được truyền qua não và “chiếu” lại trên mắt người dùng. Về cơ bản, máy tính sẽ có khả năng làm những gì mà kính thông minh tương lai có thể làm được, nhưng nó tích hợp chặt hơn với cơ thể người. Lợi thế lớn nhất của thiết bị tích hợp có lẽ là người ta sẽ không lo bị ai đó lấy mất, như khi họ dùng ĐTDĐ.

Nếu tất cả những điều đó nghe có vẻ giống như khoa học viễn tưởng thì đúng là vậy, bởi tất cả vẫn chỉ nằm trên ý tưởng. Nhưng nếu trong tương lai xa, nếu bạn nhìn thấy chúng xuất hiện ngoài đời thì cũng đừng quá ngạc nhiên, bởi rất nhiều nghiên cứu chuẩn bị cho những sản phẩm như thế vẫn đang diễn ra.

Năm 2017, tỉ phú Elon Musk đã thành lập một công ty có tên Neuralink chuyên nghiên cứu về lĩnh vực điều khiển bằng thần kinh. Ý tưởng của ông là cấy các điện cực nhỏ vào trong bộ não người, qua đó cho phép con người giao tiếp trực tiếp với máy móc. Công nghệ thậm chí có thể cho phép chúng ta tải lên và tải xuống ký ức, tư duy của chính mình - dĩ nhiên nếu hoạt động nghiên cứu thành công. Những nghiên cứu táo bạo như của Musk là lý do để nhiều người tin rằng trong tương lai không có gì là không thể.

Và, nếu điều khiển bằng thần kinh là điều gì đó quá xa xôi thì hãy hình dung một tương lai gần hơn, nơi mọi thứ được kết nối. Những chiếc ĐTDĐ có khả năng “nói chuyện” với mọi thiết bị khác. Khi mang ĐTDĐ bên mình, bạn sẽ khiến cửa nhà tự mở mỗi khi tới gần. Bạn sẽ có thể mở khóa và khởi động xe hơi không cần chìa. Bạn có thể qua các trạm thu phí không cần dừng, bởi thông tin vé đã lưu hết trên điện thoại... Cuộc sống sẽ vô cùng tiện nghi và thoải mái, bởi mọi thứ đã được ĐTDĐ xử lý hết. Sự tiện nghi tới tột đỉnh ấy có lẽ chỉ ngưng lại khi người ta làm mất ĐTDĐ.

Hương Giang