Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Cứ theo luật mà làm!

17:17 | 05/12/2015

2,818 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
“Thượng tôn pháp luật”, câu nói cửa miệng về ý thức chấp hành luật pháp của tổ chức, cá nhân trong một thể chế chính trị. “Thượng tôn pháp luật” là tất cả mọi công dân, tổ chức, quan chức đều phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai được ở trên luật pháp.

Rành mạch là như vậy, đã là công dân thì ai cũng hiểu điều đó. Nhưng trong cuộc sống, nhiều tổ chức, cá nhân bất chấp luật pháp làm những việc “đứng trên” luật pháp, coi thường kỷ cương phép nước.

Vụ “8B Lê Trực”, nói đầy đủ là Công ty Cổ phần may Lê Trực xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở với chiều cao hơn 50m, tại số 8B Lê Trực Quận Ba Đình, Hà Nội. Cao ốc này được phát hiện xây dựng sai so với giấy phép lên đến 6.100 m2 và vượt 5 tầng so với giấy phép được cấp.

Sau khi báo chí phản ánh, chủ đầu tư cũng đã không dưới một lần “trưng ra” các bằng chứng “ngoại phạm”, nhằm tìm cách “che đậy” sự sai trái của mình, mục đích là “cố giữ” lại phần xây dựng “vượt phép”. Tuy nhiên, công trình này liên tiếp nhận được sự chỉ đạo xử lý nghiêm từ chính quyền các cấp. Và cuối cùng thì chủ đầu tư cũng phải trình phương án tháo dỡ và thực tế đã tiến hành tháo dỡ từ ngày 21-11 vừa qua.

Theo tính toán của các nhà kinh tế, việc “cắt” phần xây dựng sai phép này, lãng phí từ 160 tỉ đồng (giá gốc căn hộ) đến gần 500 tỉ đồng (giá thời điểm hiện nay). Đau và rất đáng tiếc; nên chủ đầu tư có ý định “hiến” lại phần xây dựng vượt phép cho Nhà nước. Nhưng quan điểm của chính quyền thành phố Hà Nội rất rõ ràng, không chấp nhận việc đề đạt “sung công” của chủ đầu tư. Chấp nhận, có nghĩa là “nhận” cái sai từ vị trí này sang vị trí khác. Và tất nhiên là luật pháp chẳng được “thượng tôn”.

cu theo luat ma lam

Văn bản mới nhất của UBND thành phố Đà Nẵng về việc xử lý công trình không phép của ông Ngô Văn Quang.

Quyết tâm của chính quyền thành phố Hà Nội với công trình sai phạm này là thái độ, quan điểm dứt khoát về tính “thượng tôn pháp luật”. Pháp luật vốn không có “vùng cấm” và càng không thể “du di” với bất cứ lý do nào. Dù xót, dù đau trước sự lãng phí đó, nhưng kiên quyết phải “cắt” chính là để bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật.

Gần đây, vụ “biệt phủ” của Đại gia vàng Ngô Văn Quang xây dựng trái phép trên rừng cấm Hải Vân, đã quá thời hạn tháo dỡ theo Nghị quyết của HĐND thành phố Đà Nẵng, nhưng vẫn chưa được thực thi đã gây ra nhiều luồng dư luận trái chiều.

Việc ông Ngô Văn Quang xây dựng khu “biệt phủ” kéo dài từ tháng 8/2010 đến tháng 6/2014, thì bị các cơ quan báo chí phát hiện. Và sự việc đó đã được đưa lên bàn nghị sự tại kỳ họp thứ 14 (tháng 7/2015) của HĐND thành phố Đà Nẵng khóa VIII. Và tại kỳ họp này, HĐND  đã ra Nghị quyết buộc tháo dỡ khu biệt phủ do ông Ngô Văn Quang xây dựng trái phép trên núi Hải Vân, chậm nhất vào cuối tháng 8/2014.

Sau khi ông Quang có đơn xin thêm thời gian vì cho rằng cuối tháng 8 phải tháo dỡ là không kịp, UBND thành phố Đà Nẵng có công văn 6223/UBND-NCPC ngày 7/8/2015 cho phép gia hạn đến hết ngày 30/11/2015; giao UBND quận Liên Chiểu kiểm tra, giám sát việc tháo dỡ và khôi phục lại nguyên trạng của đất rừng, bảo đảm hoàn thành theo đúng thời gian nêu trên.

Tuy nhiên, việc xin gia hạn của đại gia này là cái cớ để “câu giờ”, tìm mọi cách để giữ lại công trình xây dựng sai phép. Trong suốt thời gian được gia hạn, ông Quang không hề chuẩn bị lực lượng và phương tiện để thực thi theo quyết định của UBND thành phố; mà tiếp tục gửi đơn vượt cấp đến nhiều cơ quan Trung ương, trong đó có Thanh tra Chính phủ.

Ông ta đề nghị Thanh tra Chính phủ kiểm tra, xem xét việc UBND thành phố Đà Nẵng chỉ đạo UBND quận Liên Chiểu ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, buộc ông tháo dỡ khu biệt phủ xây dựng không phép (mà ông Quang “đánh tráo” thành khu du lịch sinh thái!?). Làm như vẻ “oan ức”, ông Quang  đề nghị Thanh tra Chính phủ “chỉ đạo” TP Đà Nẵng  để công trình này tiếp tục hoạt động phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, tạo “công ăn việc làm” cho nhân dân địa phương!?

Như thế là nói láo, nói bậy. Biệt phủ xây không phép rành rành, giờ lại “đổi trắng thay đen” thành “khu du lịch sinh thái”. Hỏi ông Quang rằng; ai, cơ quan nào ở Đà Nẵng cấp phép và công nhận khu “biệt phủ” của cá nhân ông là “khu du lịch sinh thái”? Loạn ngôn, và coi thường dư luận đến thế là cùng.

Dư luận ở Đà Nẵng đề nghị, ngoài việc tháo dỡ khu biệt phủ này, phải mang đại gia vàng này ra xử về tội loạn ngôn; tội làm tốn biết bao thời gian, công sức của các cơ quan chức năng của Chính phủ vì “cái đơn kêu cứu” đầy giảo hoạt kia.

Vì vậy, trong văn bản đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao thành lập đoàn kiểm tra do Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ NN-PTNT, Bộ Xây dựng và UBND TP Đà Nẵng kiểm tra, xem xét quá trình giải quyết vụ việc của chính quyền địa phương; đề xuất biện pháp giải quyết kiến nghị của ông Quang, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/12.

Thanh tra Chính phủ vẫn hiểu khu “biệt phủ” của ông Quang là “khu du lịch sinh thái”, nên văn bản mới viết: việc ông Quang xây dựng “khu du lịch sinh thái” mà chưa có giấy phép đầu tư, giấy phép xây dựng, báo cáo đánh giá tác động môi trường là vi phạm quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, bảo vệ môi trường; vi phạm vào điểm a, khoản 7, điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

Việc ông Quang chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất sản xuất nông nghiệp thành đất xây dựng mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép là vi phạm quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất; quản lý, bảo vệ rừng.

Việc chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Đà Nẵng trong việc xử lý vi phạm của ông Quang và việc UBND quận Liên Chiểu có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có nội dung buộc tháo dỡ công trình xây dựng không phép là đúng quy định của pháp luật, đúng thẩm quyền.

Sai rành rành như vậy, chối cãi sao được nữa. Nếu làm phép so sánh mức độ, tính chất giữa “8B Lê Trực” với khu “Biệt phủ” của đại gia Quang; thì rõ ràng công trình này vi phạm trắng trợn hơn, “biệt phủ” của ông Quang hoàn toàn không phép, lại xây dựng trên đất rừng đặc dụng. Sai phạm của “8B Lê Trực” là xây vượt so với giấy phép hợp pháp.

Trong cuộc họp báo trước kỳ họp HĐND thành phố Đà Nẵng lần thứ 15, Chủ tịch HĐND thành phố Trần Thọ trả lời báo chí: Nghị quyết kỳ họp thứ 14 về việc tháo dỡ khu “biệt phủ” trái phép của HĐND thành phố  được ban hành đúng pháp luật, đúng thẩm quyền. Vì vậy không có bất cứ cá nhân nào cho dừng thực hiện nghị quyết này.

Cũng tại Hội nghị Thành ủy mở rộng vào ngày 4/12, Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh yêu cầu UBND thành phố khẩn trương xử lý khu “biệt phủ” trái phép của ông Ngô Văn Quang trong thời gian sớm nhất, ông nhấn mạnh: đã đến lúc phải sử dụng biện pháp cuối cùng là tiến hành tháo dỡ.

Thiết nghĩ, UBND thành phố Đà Nẵng, với tư cách là cơ quan hành pháp có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết của HĐND cùng cấp. Bằng quyền lực, trách nhiệm của mình, nếu cho thực thi ngay Nghị quyết của HĐND thành phố, thì đã không để xẩy ra chuyện “chạy chọt” của ông Quang, gây ra bao phiền nhiễu và tính “thượng tôn pháp luật” cũng không bị “thử thách” như trong thời gian vừa qua. Đây là bài học cần rút kinh nghiệm về việc thực thi pháp luật. Cứ chiếu theo luật mà làm và làm đúng luật thì chỉ được lòng dân và hơn thế nữa là được niềm tin của quần chúng nhân dân với chế độ.

Đặng Trung Hội