Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Công dân ưu tú Thủ đô và bảo tàng đặc biệt

11:00 | 11/10/2014

641 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2014), thành phố Hà Nội tổ chức vinh danh 10 cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu, nêu tấm gương sáng để mọi người học tập, noi theo trên mọi lĩnh vực như an ninh - quốc phòng, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, văn hóa - nghệ thuật, y tế, giáo dục đào tạo, thể dục - thể thao… Ông Lâm Văn Bảng người chủ một bảo tàng tư nhân về chiến tranh.

Năng lượng Mới số 364

Phần thưởng của tất cả mọi người…

Chúng tôi tìm về thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, nơi ông Bảng hiến đất, xây Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày trước thềm lễ vinh danh 10 công dân ưu tú của thành phố Hà Nội.

Ông Lâm Văn Bảng năm nay đã 71 tuổi, mái tóc bạc trắng. Ông là người luôn năng nổ, đi đầu trong việc tìm kiếm, sưu tầm các kỷ vật của đồng đội để lại. Ông Bảng sinh ra trong gia đình thuần nông và chỉ được học hết lớp 7 sau đó tình nguyện đi bộ đội.

Thời gian tại ngũ, ông cùng các đồng đội ở Trung đoàn 52, Sư đoàn 320 hành quân vào Tây Ninh sau đó biên chế vào Đại đội 16, Trung đoàn 1, Sư đoàn 9. Ông từng tham gia chiến đấu ở miền Nam bị thương nặng rồi bị bắt giam ở Biên Hòa (Đồng Nai) sau đó bị chuyển ra nhà tù Phú Quốc hơn 4 năm…

Công dân ưu tú Thủ đô và bảo tàng đặc biệt

Ông Lâm Văn Bảng - cựu tù chính trị Phú Quốc

Những ngày này, ở Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, lượng khách tham quan tỷ lệ thuận với công việc mà ông giám đốc bảo tàng phải làm. Sau khi “xưng danh” và đề cập đến mục đích được trò chuyện với ông giám đốc bảo tàng, câu nói đầu tiên mà chúng tôi được nghe từ ông đó là: “Tôi có thể tiếp chuyện anh chị 5 phút thôi, trước mắt tôi có hai việc phải đi. Có thể đến tối mới xong”.

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi, thỉnh thoảng chiếc điện thoại của ông Bảng lại vang lên những hồi chuông dài khiến ông không thể ngồi yên. Như một phản xạ, mở đầu các cuộc trò chuyện, ông Bảng không quên giới thiệu về bảo tàng, về những kỷ vật chỉ ở bảo tàng này mới có. Mãi sau ông mới bộc bạch: “Công dân ưu tú là phần thưởng cao quý mà thành phố quan tâm, dành cho tôi. Nhưng bản thân tôi nhận thấy phần thưởng này không phải dành cho riêng mình mà dành cho tất cả tập thể, cho các bác, các đồng chí đang tự nguyện, tự giác trông nom bảo tàng. Mà như các anh chị biết đấy, các kỷ vật tại bảo tàng là do người dân địa phương Phú Xuyên cũng như ở các tỉnh khác gửi gắm, chúng tôi có nhiệm vụ gìn giữ nên phần thưởng là của tất cả mọi người. Tôi có vinh dự được nhận thay mà thôi”.

Cuộc nói chuyện ngắn ngủi hơn khi điện thoại của ông tiếp tục reo. Trong lúc vội vã, vị giám đốc bảo tàng cũng cho biết “sắp tới phải tham gia một loạt các chương trình trong tỉnh, điện thoại reo nhiều lắm” đồng thời đứng phắt dậy, chào tạm biệt chúng tôi.

Dường như biết chúng tôi chưa được “thỏa mãn” về bảo tàng, vị giám đốc già quay sang chỗ ông Kiều Văn Uỵch, Phó giám đốc Bảo tàng đang ngồi và yêu cầu ông làm hướng dẫn viên đưa chúng tôi đi tham quan bảo tàng.

Những hiện vật chỉ nơi đây mới có

Chỉ cho chúng tôi xem lá cờ đã xám đen, ông Uỵch nói: “Đây là máu của các chiến sĩ trong tù lúc bấy giờ, vẽ lá cờ để tưởng nhớ ngày Bác Hồ ra đi”. Nói đoạn ông giải thích lá cờ có hình búa liềm ở giữa chỉ còn mờ ảo là do dùng thuốc mài ra, pha thành màu để vẽ. Còn chân dung Hồ Chủ tịch được vẽ trên một mảnh vải lấy ở đỉnh màn. “Thời điểm đó, nếu kẻ thù biết chúng tôi lấy thuốc mài ra để làm lá cờ này thì coi như mạng không còn. Để qua mắt kẻ địch, anh Dư đã cho cờ vào túi nilon, dùng dây chỉ buộc một đầu vào răng, một đầu vào túi đựng lá cơ và nuốt vào bụng”. Theo thời gian, màu đỏ trên lá cờ chuyển từ màu đỏ thành màu xám đen nhưng với ông Uỵch, câu chuyện ấy vẫn như ngày hôm qua.

Bên cạnh lá cờ máu độc nhất vô nhị, cuốn Điều lệ Đảng cũng được ông Bảng coi là vật báu của bảo tàng. Ngắm nghía một hồi lâu, ông bắt đầu nói: “Trước khi bị bắt, một số chiến sĩ được đọc tài liệu Điều lệ Đảng nhưng khi bị bắt vào nhà tù Phú Quốc mới biết có nhiều người chưa đọc nên họ tự viết lại cuốn Điều lệ Đảng cho những người chưa biết. Cuốn sách chỉ nhỏ bằng lòng bàn tay thôi”.

Ông kể, khoảng thời gian ở trong nhà tù Phú Quốc, anh em vẫn hoạt động như ở ngoài, mặc dù bị kẻ địch theo dõi nhưng vẫn có tổ chức Đảng, đảng viên chúng tôi không ai bỏ Đảng. Chính vì vậy mà Chi bộ nhà tù Phú Quốc vẫn kết nạp, khai trừ Đảng.

Công dân ưu tú Thủ đô và bảo tàng đặc biệt

Ông Uỵch kể cho phóng viên Năng lượng Mới nghe về cuốn Điều lệ Đảng viết trong tù

Ngoài hai kỷ vật nói trên, ở Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày còn có hẳn một chi bộ Đảng trực thuộc huyện ủy được đặt trong bảo tàng, chi bộ chỉ có 4 thành viên. Theo đó, ông Lâm Văn Bảng, nguyên Đảng ủy viên nhà tù Phú Quốc, Giám đốc Bảo tàng được chỉ định làm Bí thư Chi bộ; ông Kiều Văn Uỵch, Phó giám đốc Bảo tàng và Nguyễn Văn Khiến, phụ trách Phòng Trưng bày và một cựu chiến binh khác là đảng viên trong chi bộ. Thoạt nghe thì có vẻ rất vô lý, bởi chi bộ chỉ có 4 đảng viên nhưng sau khi nghe ông Uỵch giải thích, tôi mới thấy điều này không hề vô lý, trái lại còn rất có ý nghĩa.

“Trong nhà tù đế quốc, dù dưới sự kìm kẹp hà khắc của kẻ thù, nhưng những cơ sở Đảng trong phòng giam vẫn được thành lập. Việc thành lập tổ chức Đảng trong nhà tù đã lãnh đạo thành công những cuộc đấu tranh của tù nhân chống lại sự đối xử hà khắc, tàn bạo đối với người tù, làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. Vì vậy, trong mọi công việc, nếu tranh thủ được sự lãnh đạo của Đảng, mà ở đây, trực tiếp là Huyện ủy Phú Xuyên, thì bảo tàng của chúng tôi sẽ thực hiện được thành công nhiệm vụ chính trị mà tôi và những đồng chí của ông đang mong muốn” - ông Uỵch nói.

Ông Uỵch còn tâm niệm Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày là bảo tàng tôn vinh người tù Cộng sản, những đảng viên ưu tú của Đảng. “Bảo tàng này được mở với mục đích tuyên truyền lịch sử hào hùng của Đảng. Do đó, việc thành lập chi bộ Đảng tại bảo tàng cũng nhằm mục đích tăng cường hơn vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của bảo tàng, nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị mà huyện ủy phân công. Từ khi có quyết định thành lập chi bộ Đảng từ năm 2011 đến giờ, năm nào chi bộ Đảng đặc biệt này cũng được công nhận là chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh của huyện Phú Xuyên” - ông Uỵch phấn khởi nói.

Trải qua đau thương, những người lính năm xưa đã trở về, họ tự xây bảo tàng để tưởng nhớ đến nhau, tưởng nhớ đến chính những nỗi đau họ đã từng chịu đựng. Và quan trọng hơn, họ muốn nhắn nhủ đến lớp thế hệ đi sau nhớ về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, nhớ về các anh hùng đã hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc. Họ đã khuất nhưng ở Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày họ vẫn sống, vẫn theo dõi từng bước phát triển của đất nước ta.

Xuân Hinh - Thùy Linh