Con gái chủ tịch Minh Phú chi gần 350 tỷ mua cổ phiếu 'vua tôm'
Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã chứng khoán: MPC) vừa báo cáo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về ba giao dịch liên quan đến người nội bộ.
Theo đó, hai con gái của ông Lê Văn Quang – Chủ tịch HĐQT Minh Phú và bà Chu Thị Bình là Lê Thị Minh Quý và Lê Thị Minh Ngọc cùng đăng ký mua hơn 4,61 triệu cổ phiếu nhằm mục đích đầu tư tài chính. Giao dịch này đồng loạt được thực hiện bằng phương thức thỏa thuận vào ngày 11/9 với giá 37.650 đồng một cổ phiếu. Ước tính mỗi cá nhân chi khoảng 174 tỷ đồng để sở hữu khối cổ phiếu tương ứng 3,33% vốn công ty.
Đây cũng là ngày cổ phiếu MPC ghi nhận khối lượng giao dịch đột biến đến 9,4 triệu đơn vị, trong khi bình quân mỗi ngày từ đầu năm đến nay chỉ hơn 30.000 đơn vị.
Cùng thời điểm này, một ái nữ khác của ông Lê Văn Quang là bà Lê Thị Dịu Minh (sinh năm 1986, Phó tổng giám đốc Minh Phú) cũng đăng ký mua một triệu cổ phiếu nhưng chỉ giao dịch thành công 104.800 đơn vị. Nguyên nhân không thực hiện hết được đưa ra là thanh khoản thấp và mức giá không đáp ứng kỳ vọng. Sau giao dịch, tỷ lệ nắm giữ của bà Minh tại công ty là 4,59%, tương ứng 6,49 triệu cổ phiếu.
Cả gia đình ông Quang (không bao gồm anh trai Lê Văn Điệp) đang sở hữu hơn 82,5 triệu cổ phiếu, tương ứng khoảng 60% vốn điều lệ công ty. Trong đó, bà Bình chiếm tỷ lệ lớn nhất với 25,31%.
Biểu đồ giá cổ phiếu MPC từ khi niêm yết trở lại vào tháng 10/2017 đến nay. Ảnh: VnDirect. |
Trước đó vào giữa tháng 10/2017, Minh Phú đã được chấp thuận niêm yết trên sàn UPCoM với giá tham chiếu phiên giao dịch đầu tiên là 79.000 đồng. Sau bốn tháng chật vật, cổ phiếu "vua tôm" bắt đầu mạch tăng phi mã nhờ kết quả kinh doanh khả quan.
Quyết định trở lại thị trường chứng khoán của Minh Phú theo đánh giá của một số chuyên gia, có phần bất đắc dĩ phải thực hiện theo quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, hơn là quyết định trở lại thị trường khi đã sẵn sàng.
Hồi tháng 3, ban lãnh đạo công ty cho biết sẽ xin ý kiến cổ đông thông qua kế hoạch hủy niêm yết giao dịch cổ phiếu MPC trên sàn UPCoM. Thay vào đó, ban lãnh đạo công ty sẽ lựa chọn thời điểm thích hợp để thực hiện thủ tục niêm yết lần thứ hai tại Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE).
Động thái này thể hiện quyết tâm xuất hiện trở lại trên bảng điện tử HoSE sau ba năm hủy niêm yết tự nguyện vì thị giá không phản ánh đúng giá trị thực khiến quá trình phát hành thêm cổ phiếu gặp khó khăn. Đây là một trong những cam kết của ban lãnh đạo công ty khi rời sàn, bên cạnh việc tìm kiếm đối tác chiến lược và tái cơ cấu theo hướng chuyên nghiệp hóa hoạt động bán hàng nội địa và xuất khẩu.
Công ty cũng dự kiến tăng vốn điều lệ từ 700 tỷ đồng lên 2.000 tỷ bằng phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1, thưởng cổ phiếu cho cán bộ chủ chốt và phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư cam kết gắn bó lâu dài. Việc tăng vốn để tăng cường năng lực tài chính và bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh dự kiến thực hiện trong hai năm 2018 và 2019.
Năm nay, với kế hoạch sản lượng đạt 63.000 tấn tôm thành phẩm, công ty đề ra mục tiêu doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm nay lần lượt cán mốc 18.200 tỷ đồng và 990 tỷ đồng. Nếu hoàn thành hoặc vượt mục tiêu này, mức trích thưởng dành cho cán bộ quản lý từ 8% lợi nhuận trở lên.
Theo VnExpress.net
Cổ phiếu nhà Cường Đôla cắm đầu giảm, đại gia thuỷ sản Chu Thị Bình “đòi” lại tiền | |
Cuộc đại cơ cấu tại Hoàng Anh Gia Lai: Công ty mẹ gom 24 triệu cổ phần công ty con |
-
Giá dầu hôm nay (20/11): Dầu thô ổn định trong phiên
-
VPI dự báo giá xăng dầu tiếp tục giảm từ 0,3 - 1,6% trong kỳ điều hành ngày 21/11
-
Châu Âu diễn tập đối phó sự kết thúc của thỏa thuận vận chuyển khí đốt giữa Ukraine và Nga
-
Những bất ổn mới cho giá dầu thế giới?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 11/11 - 16/11