Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Chuyện giải phóng mặt bằng ở AMT

14:00 | 22/01/2015

355 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Năm 2014 Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (AMT) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, vốn thực hiện đạt 4.369,4 tỉ đồng, đạt 100,27% kế hoạch năm (KH); giải ngân 4.393 tỉ (đạt 100,81 % KH). Đây là năm đầu tiên khối lượng thực hiện và giải ngân đều vượt KH được giao, góp phần rất lớn vào việc hoàn thành KH năm 2014 của toàn Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT).

Ông Nguyễn Đức Tuyển, Giám đốc  Ban AMT trao đổi với nhà thầu xây dựng tại Công trình đường dây 500 kV Pleiku- Mỹ Phước- Cầu Bông.

Cụ thể, AMT đã hoàn chỉnh thủ tục trình, thẩm tra và phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật 23/27 dự án (3 dự án chuyển sang tháng 1/2015 do chậm thủ tục thẩm tra, 1 dự án dừng triển khai là ĐZ500kV Pleiku-Hatxan); khởi công 8/8 dự án; Đóng điện 7/9 dự án (2 dự án: đường dây 220kV Vĩnh Tân-Phan Thiết, đường dây 500kV Vũng Áng do vướng mắc kéo dài về bồi thường, điều chỉnh tuyến, AMT đã báo cáo EVN/NPT xin điều chuyển sang đầu năm 2015); Xử lý tồn tại dứt điểm 13/13 dự án đã hoàn thành; Bàn giao 5/7 dự án đóng điện... Đặc biệt, đã tổ chức điều hành đảm bảo tiến độ đóng điện dự án ĐZ500kV Pleiku-Mỹ Phước-Cầu Bông đúng tiến độ.

Theo ông Nguyễn Đức Tuyển, giám đốc Ban AMT, công tác đầu tư xây dựng các dự án lưới điện truyền tải thời gian qua gặp không ít khó khăn, vướng mắc về nguồn vốn đầu tư, năng lực nhà thầu, công tác thiết kế, năng lực quản lý dự án, Luật Đấu thầu và Luật Đất đai (sửa đổi), Nghị định 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Đặc biệt, các vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã ảnh hưởng rất lớn và kéo dài thời gian thực hiện đầu tư xây dựng các dự án lưới điện.

Để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm cấp bách, AMT đã tập trung bám sát vào các đường găng để quản lý điều hành. Cụ thể: theo dõi sát và nắm bắt các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tiến độ để phối hợp chỉ đạo và điều chỉnh thích hợp. Quan tâm việc nâng cao chất lượng tư vấn thiết kế, chất lượng và thời gian thẩm định để đẩy nhanh tiến độ phê duyệt dự án đầu tư. Chủ động, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thông tin thường xuyên với các các cấp liên quan để sớm ký hợp đồng vay vốn hoặc bố trí vốn cho dự án. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác bồi thường GPMB; nắm bắt kịp thời các vướng mắc để họp với địa phương hoặc báo cáo EVN/Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ để xin ý kiến giải quyết dứt điểm. Phối hợp nhịp nhàng với các ban chức năng của EVN/EVNNPT để rút ngắn tối đa thời gian xử lý, thẩm định/phê duyệt nâng cao hiệu quả công việc. Phối hợp tốt với các nhà thầu thi công, cung cấp VTTB, các công ty truyền tải, các điện lực, trung tâm điều độ, đơn vị thí nghiệm.… để đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành dự án.

Cũng theo ông Tuyển, công tác chỉ đạo có vai trò rất quan trọng. Nếu ngay từ những ngày đầu triển khai dự án, Chính phủ có văn bản chỉ đạo chính quyền địa phương hỗ trợ công tác đền bù GPMB thì sẽ thuận lợi rất nhiều trong việc giải quyết các vướng mắc trong quá trình thi công.

Để làm tốt công tác điều hành, giám đốc ban quản lý dự án phải trực tiếp điều hành thường xuyên tại công trường trong giai đoạn nước rút, huy động tối đa và điều phối nguồn lực các đơn vị tham gia công trường. Tăng cường sự hỗ trợ qua lại giữa các đơn vị xây lắp cũng rất quan trọng nhằm đảm bảo tiến độ công trình. Chế độ, chính sách bồi thường phải tính đúng, tính đủ theo qui định của Chính phủ và địa phương; Thủ tục kê kiểm, áp giá,.. phải làm đúng trình tự ngay từ đầu, trường hợp cụ thể cần hỗ trợ lực lượng thi công hoặc cưỡng chế thì đã có đủ hồ sơ, rút ngắn được thời gian. Đặc biệt, phải bám sát chính quyền địa phương các cấp để cùng phối hợp tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, đề xuất các biện pháp giải quyết, tuyên truyền, vận động, giải thích... cho người dân và tổ chức bị ảnh hưởng của dự án.

 Ở giai đoạn nước rút, yêu cầu các nhà thầu lập tiến độ thi công chi tiết các hạng mục công việc theo ngày, trên cơ sở đó, Ban Tiền phương hằng ngày kiểm điểm tiến độ, đề xuất thống nhất các giải pháp để giải quyết các vướng mắc kịp thời. Tổ chức tốt các đợt phát động thi đua, tổ chức họp dân để tuyên truyền về chế độ chính sách, mục đích ý nghĩa dự án và yêu cầu của Nghị định Chính phủ để nhân dân hiểu và ủng hộ dự án...

Ông Tuyển cũng đề nghị, với các dự án cấp bách, EVNNPT cần có một số cơ chế nội bộ để rút ngắn thời gian thực hiện như: thời gian thẩm định, thẩm tra, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật,…và các thủ tục khác để dành thời gian cho công tác triển khai đo vẽ địa chính, bồi thường GPMB và thi công dự án. Đối với các dự án thiết kế nâng cao cột vượt qua các vườn cây tập trung, rừng phòng hộ, rừng trồng sản xuất (không chặt cây trong hành lang tuyến) thì áp dụng mức hỗ trợ 30% đối với đất trồng cây lâu năm trong hành lang tuyến tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP; Đối với các dự án phải giải tỏa cây trong hành lang tuyến thì cho phép áp dụng hỗ trợ hạn chế khả năng sử dụng đất theo Nghị định 47/2014/NĐ-CP, mức hỗ trợ cụ thể do UBND tỉnh quyết định. Đặc biệt, Chính phủ cần có chế tài khi thực hiện công tác đền bù, tạo thuận lợi cho nhà thầu trong quá trình thi công, tránh ảnh hưởng đến công tác điều hành tiến độ chung của dự án.

Mục tiêu của AMT trong năm 2015 là hoàn thành khối lượng đầu tư trên 3.500 tỷ đồng, trong đó có nhiều mục tiêu khởi công và đóng điện, tạo tiền đề cho công tác quản lý điều hành những năm sau.

Ngọc Loan