Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Chuyên gia: Cần phải giải quyết tại gốc vấn đề ô nhiễm ở bãi rác Củ Chi

07:11 | 07/08/2023

Theo dõi PetroTimes trên
|
Trước hiện trạng ô nhiễm từ Khu xử lý chất thải rắn Tây Bắc (huyện Củ Chi, TP HCM) nhiều chuyên gia cho biết biện pháp trồng cây ngăn cách chưa phải là hiệu quả nhất mà cần giải quyết tại gốc.

Vừa qua, phóng viên đã có loạt bài phản ảnh về tình trạng ô nhiễm tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc ảnh hưởng tới nhiều hộ dân đang sinh sống tại đây.

Theo số liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP HCM, mỗi ngày, toàn địa bàn có khối lượng chất thải phát sinh bình quân là 9.800 tấn, được điều phối về 4 đơn vị xử lý rác. Trong đó, khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại Củ Chi chịu trách nhiệm xử lý khoảng 3.200 tấn/ngày.

Với công nghệ xử lý có phần lạc hậu là đốt, ủ phân compost và chôn lấp đã khiến những cột khói khổng lồ bốc lên mỗi ngày, dòng nước đen kịt bao phủ kênh ngòi, ruồi, muỗi… Đây là những vấn đề mà người dân tại xã Thái Mỹ và xã Phước Hiệp (huyện Củ Chi, TP HCM) phải chịu suốt 2 thập kỷ.

Chuyên gia: Cần phải giải quyết tại gốc vấn đề ô nhiễm ở bãi rác Củ Chi - 1
Cột khói đen bốc lên mỗi ngày ảnh hưởng môi trường sống của người dân Củ Chi trong phạm vi 10km

Song song với việc hình thành bãi chôn lấp và xử lý trên, từ năm 2003, TP HCM cũng thu hồi 256 ha đất nhằm xây dựng vành đai 40.000 cây xanh ngăn cách và bảo vệ hộ dân. Tuy nhiên, đến nay sau 20 năm, dự án vẫn chưa trở thành hiện thực.

Bà Phạm Thị Thanh Hiền, Chủ tịch UBND huyện Củ Chi chia sẻ, qua khảo sát, mùi hôi từ khu liên hợp xử lý chất thải rắn đã gây ô nhiễm mùi hôi trong bán kính lên đến 10km. Vị Chủ tịch huyện Củ Chi mong mỏi sớm triển khai các dự án nhằm giảm thiểu vấn đề ô nhiễm, tạo cho người dân cơ hội để tìm nơi khác an cư, lạc nghiệp và có đất để canh tác, sản xuất.

Chuyên gia: Cần phải giải quyết tại gốc vấn đề ô nhiễm ở bãi rác Củ Chi - 2
Nhiều năm nay, các hộ gia đình phải xây dựng các bể lọc nước thủ công để sử dụng

Trước vấn đề trên, phóng viên có cuộc trao đổi với TS Phạm Văn Định (chuyên gia về công trình hạ tầng môi trường, ĐH Xây dựng Hà Nội) và TS Nguyễn Mỹ Linh (ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM).

Cả 2 chuyên gia đều nhận định, khu xử lý chất thải rắn tại huyện Củ Chi hiện gặp vấn đề chung về ô nhiễm nước ngầm, nước mặt, ô nhiễm môi trường không khí (khói, bụi, khí độc) và ô nhiễm nguồn đất.

Chuyên gia: Cần phải giải quyết tại gốc vấn đề ô nhiễm ở bãi rác Củ Chi - 3
Nguồn nước bẩn chảy xung quanh nhà của một hộ dân xã Thái Mỹ

TS Nguyễn Mỹ Linh chia sẻ phải giải quyết triệt để từ chính nguồn gốc của nhà máy, như phân loại rác và xử lý theo từng loại đặc trưng; Xây dựng hệ thống lò đốt rác yếm khí mới có thể đốt triệt để rác đến dạng cuối là khí CO2 và H2O, vì hiện nay trong khói xả có thể còn CO, SO2...

Nữ chuyên gia nhận định khu vực này cần có hệ thống thu gom xử lý khí trước khi thải trực tiếp ra môi trường.

"Đối với nguồn nước thì bắt buộc phải sở hữu hệ thống thu gom, mương rãnh, khu xử lý nước rỉ. Ngoài ra, cần thiết kế xây dựng các hố chôn lấp hoặc lưu trữ rác có lớp phủ chống thấm rỉ nước vào đất gây ô nhiễm", bà Linh nói.

Chuyên gia: Cần phải giải quyết tại gốc vấn đề ô nhiễm ở bãi rác Củ Chi - 4

Từ bức tranh ô nhiễm rác đô thị nhìn ra thế giới, TS Phạm Văn Định kể, mỗi quốc gia hiện đang có giải pháp khác nhau dựa trên điều kiện khoa học kỹ thuật và kinh tế. Thế nhưng, đa phần chủ yếu các dạng công nghệ như oxy hóa nhiệt độ cao (đốt, khí hóa…), chôn lấp hợp vệ sinh, phân compost và phân hủy kỵ khí…

Trong đó, Nhật Bản là một ví dụ điển hình cho thấy nơi đây có quá trình phân loại tái chế một cách triệt để. Phần rác không thể tái chế và rác thải hữu cơ (thực phẩm) sẽ được đem đi xử lý ở các nhà máy đốt rác khiến lượng rác thải còn lại chỉ là tro xỉ. Vật liệu này được đem đi chôn lấp hoặc dùng làm san đường như rác thải xây dựng.

Mỹ sở hữu điều kiện rộng lớn về đất đai, do đó nơi đây vẫn áp dụng công nghệ xử lý rác bằng chôn lấp theo quy định tại các bãi chôn lấp hợp vệ sinh (Sanitary landfill).

Chuyên gia: Cần phải giải quyết tại gốc vấn đề ô nhiễm ở bãi rác Củ Chi - 5
Phân bố các dạng công nghệ xử lý rác thải tại một vài nước trên thế giới (Nguồn: EPA-US).

"Riêng Đức không chỉ phân loại triệt để mà còn tách thêm thành phần hữu cơ (chiếm 50-60% rác thải) làm nguồn nguyên liệu sử dụng cho các nhà máy phát điện Biogas công suất lớn, phần còn lại mới đem đốt hoặc chôn lấp.

Như vậy, xét về bài toán tổng thể thì mô hình của Đức mang tính toàn diện nhất khi vừa thu hồi được năng lượng, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường", ông Định nói.

Về việc trồng cây cách ly, cả 2 chuyên gia đều khẳng định đây là giải pháp được quy định trong QCVN 01:2021 BXD, điều kiện bề rộng trồng cây tối thiểu là 20m. Tuy nhiên, trồng cây chỉ mang tính khắc phục cảnh quan và ô nhiễm bụi, tiếng ồn và chỉ một phần giảm phát tán nguồn ô nhiễm.

"Đây là giải pháp các nước tiên tiến đã áp dụng. Thế nhưng, trên mặt lý thuyết, khi quy hoạch để xây dựng khu xử lý rác là cần điều kiện cách xa khu dân cư, trồng lớp cây xanh bao quanh. Còn với vấn đề khu dân cư sống sát ở Khu xử lý chất thải rắn Tây Bắc như hiện nay thì rất khó áp dụng", bà Linh thẳng thắn nói.

Chuyên gia: Cần phải giải quyết tại gốc vấn đề ô nhiễm ở bãi rác Củ Chi - 6
Phương pháp trồng cây cách ly cần thiết tuy nhiên chỉ mang tính chất giảm chứ không thể giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm

Ngoài ra, TS Nguyễn Mỹ Linh cho biết, với kinh phí hạn hẹp hiện nay, giải pháp cung cấp nước sạch cho dân sử dụng là hợp lý để đảm bảo dân sinh. Thế nhưng, điều cần thiết vẫn là nhanh chóng giải quyết tận gốc từ nhà máy.

"Nếu chỉ có nguồn kinh phí thấp thì chôn lấp hợp vệ sinh vẫn là giải pháp tối ưu cho việc đầu tư và vận hành. Thành phố cần nghiên cứu quỹ đất để quy hoạch các bãi chôn lấp vào thời gian sắp tới, khi các cơ sở xử lý hiện nay quá tải hoặc không thể đáp ứng", ông Phạm Văn Định đưa ra góc nhìn.

Kinh hoàng công nghệ xử lý rác ở Củ Chi: Môi trường bị bức tử, dân hoang mangKinh hoàng công nghệ xử lý rác ở Củ Chi: Môi trường bị bức tử, dân hoang mang
Khói mù mịt, nước bẩn bủa vây người dân quanh khu xử lý rác huyện Củ ChiKhói mù mịt, nước bẩn bủa vây người dân quanh khu xử lý rác huyện Củ Chi
"Sống trong sợ hãi" ở nơi khách không dám đến, trẻ phải dọn đi, đầy ruồi muỗi và rác
Bầu không khí độc hại ở bãi rác Củ Chi khiến người dân cơ cực hơnBầu không khí độc hại ở bãi rác Củ Chi khiến người dân cơ cực hơn

Theo Dân trí