Chương trình truyền thông về biển và đại dương đến năm 2030
Ảnh minh họa |
Mục tiêu Chương trình là thông tin, kiến thức về biển và đại dương được truyền tải thường xuyên, liên tục, chính xác và hấp dẫn đến từng nhóm đối tượng; nhận diện và bác bỏ thông tin sai lệch, quan điểm sai trái, xuyên tạc về biển và đại dương; học sinh, sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản; đại bộ phận người dân có hiểu biết về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, qua đó, động viên nhân dân tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ biển và đại dương…
Cụ thể, đến năm 2025, 100% các cơ quan báo chí trung ương và địa phương, báo đối ngoại có chuyên trang, chuyên mục về biển và đại dương trên các sản phẩm thông tin (báo, bản tin, tạp chí in, trang thông tin điện tử, kênh phát thanh, truyền hình) của cơ quan; 100% các bộ, ngành có liên quan đến quản lý nhà nước về biển và hải đảo, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có chuyên mục về biển và đại dương trên trang thông tin tiện tử của cơ quan.
Hằng năm, 100% phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, lãnh đạo cơ quan báo chí, những người làm công tác thông tin, tuyền truyền về các vấn đề liên quan đến biển và đại dương tại các cơ quan báo chí, truyền thông, xuất bản ở trung ương và địa phương, cán bộ thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại được tập huấn, cập nhật về hệ thống chính sách, pháp luật, kiến thức cơ bản về biển và đại dương.
Đến năm 2030, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, tư thục và quốc tế thực hiện hoạt động truyền thông về biển và đại dương thông qua việc lồng ghép nội dung liên quan vào một số môn học chính khóa, hoạt động ngoại khóa phù hợp với cấp học, trình độ đào tạo.
Hằng năm, phấn đấu hơn 80% các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội các cấp, các tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước tham gia hoạt động truyền thông về biển và đại dương (trực tiếp hoặc gián tiếp, tùy theo quy mô và tính chất hoạt động của các tổ chức, đơn vị).
Phạm vi không gian của Chương trình là toàn quốc, các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương, trong đó ưu tiên 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển; tại một số quốc gia có đông người Việt Nam sinh sống, làm việc và học tập; các quốc gia có quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam.
Nội dung tập trung truyền thông chính sách và pháp luật có liên quan đến biển, hải đảo (gồm cả luật pháp quốc tế); vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển và đại dương; quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông; tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; phát triển bền vững kinh tế biển.
Đối tượng truyền thông là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang; người dân; doanh nghiệp; người Việt Nam ở nước ngoài; học sinh, sinh viên; người nước ngoài.
Truyền thông về mục tiêu, giải pháp phát triển bền vững 6 ngành kinh tế biển
Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chương trình là xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, hoạt động truyền thông về biển và đại dương của các bộ, ngành và địa phương.
Cụ thể, truyền thông chủ trương, chính sách, pháp luật về biển, hải đảo (ngay từ khi soạn thảo các dự án, dự thảo văn bản pháp luật về biển và đại dương); vị trí, vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành và địa phương; tiềm năng, lợi thế, tình hình phát triển kinh tế biển Việt Nam gắn với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển; truyền thống lịch sử, bản sắc văn hoá biển của người Việt qua các thời kỳ lịch sử.
Truyền thông về nội hàm, mục tiêu, giải pháp phát triển bền vững 06 ngành kinh tế biển xác định trong Nghị quyết số 36-NQ/TW: du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác, nuôi trồng và khai thác hải sản, công nghiệp ven biển, năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới.
Lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình này với các chương trình, đề án, dự án truyền thông, tuyên truyền khác có liên quan để triển khai có hiệu quả Chương trình.
Đa dạng hóa hình thức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; truyền thông cá nhân; hệ thống thông tin cơ sở (hệ thống loa cấp xã, tranh cổ động, khẩu hiệu, v.v.); truyền thông trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.
Tuyên truyền phản bác các luận điệu sai trái về chủ quyền biển đảo
Nhiệm vụ và giải pháp khác của Chương trình là khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức cá nhân; ngăn chặn, xử lý thông tin sai lệch.
Cụ thể, kịp thời tuyên dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.
Nhận diện và tuyên truyền phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch, phản động về chủ quyền biển, đảo. Kịp thời phản ánh, phê phán, kiến nghị xử lý những quan điểm, hoạt động, hành vi trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, hải đảo, cũng như luật pháp quốc tế về biển; hoạt động khai thác trái phép tài nguyên biển và vi phạm chủ quyền biển quốc gia.
Xây dựng và tổ chức các giải thưởng, cuộc thi truyền thông về biển và đại dương nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế tham gia các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về biển và đại dương.
Sáng tạo, linh hoạt trong công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển đảo Ngày 23/12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển đảo và phân giới, cắm mốc, quản lý biên giới đất liền năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. |
P.V
-
[PetroTimesTV] Ra mắt bản tin truyền hình Công đoàn Dầu khí Việt Nam
-
Truyền thông “thực thực hư hư”
-
[PetroTimesTV] Hội CCB Tập đoàn phát huy truyền thống văn hóa Petrovietnam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
-
[PetroTimesTV] Đẩy mạnh công tác phối hợp truyền thông giữa CĐ DKVN và Tạp chí Năng lượng Mới - PetroTimes
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị