Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Chính thức công bố Luật Thủ đô

15:02 | 15/12/2012

1,047 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Chiều 14/12, Văn phòng Chủ tịch nước đã công bố lệnh của Chủ tịch nước (số 27/2012/L-CTN ngày 03 tháng 12 năm 2012) về việc ban hành Luật Thủ đô.

Luật Thủ đô gồm 4 chương với 27 điều quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2012.

Thay mặt Ban soạn thảo Luật Thủ đô, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn giới thiệu những nội dung cơ bản Luật Thủ đô. Gồm 4 chương 27 điều, Luật Thủ đô quy định vị trí, vai trò của Thủ đô, chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Luật khẳng định, Thủ đô nước CHXHCN Việt Nam là Hà Nội. Thủ đô là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, đồng thời là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Biểu tượng của Thủ đô là hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám.

Khuê Văn Các - biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

Luật cũng xác định trách nhiệm chung trong xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô của các cấp chính quyền Hà Nội, của người dân Thủ đô và nhân dân cả nước, của MTTQ và các tổ chức viên. Quy định trách nhiệm của Thủ đô với cả nước...

Luật Thủ đô đã quy định các chính sách, cơ chế đặc thù của Thủ đô trong các lĩnh vực như quy hoạch, không gian kiến trúc, cảnh quan và trật tự xây dựng Thủ đô; bảo tồn và phát triển văn hóa; phát triển giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; quản lý và bảo vệ môi trường; quản lý đất đai; phát triển và quản lý nhà ở; quản lý giao thông vận tải...


Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn cũng nhấn mạnh: Luật Thủ đô là đạo luật đầu tiên có những quy định riêng áp dụng đối với một địa bàn quan trọng là Thủ đô Hà Nội, do vậy sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ của các cơ quan trung ương đối với việc thi hành Luật này là rất cần thiết.

Điều 22 của Luật quy định: Quốc hội quyết định ngân sách đặc thù cho Thủ đô; giám sát tối cao việc thi hành Luật Thủ đô. Đồng thời, Luật còn quy định: “Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội, UBTVQH yêu cầu UBND TP Hà Nội báo cáo về việc thi hành Luật Thủ đô” nhằm tạo thêm cơ chế để Quốc hội trực tiếp thực hiện việc giám sát thi hành Luật Thủ đô, nâng cao trách nhiệm của chính quyền Hà Nội trong việc tổ chức thi hành Luật.

Luật cũng giao Chính phủ quy định cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô để thi hành các quy định của pháp luật về Thủ đô.

Trong việc tổ chức thi hành Luật Thủ đô thì trách nhiệm chính thuộc về HĐND và UBND TP Hà Nội, vì vậy điều 25 của Luật quy định các cơ quan này chịu trách nhiệm về những vi phạm, yếu kém xảy ra trong công tác xây dựng, phát triển, quản lý Thủ đô; đồng thời quy định trách nhiệm của UBMTTQ Việt Nam các cấp của thành phố Hà Nội; trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người dân Thủ đô trong việc xây dựng, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Thứ trưởng Lê Hồng Sơn cũng cho biết: Để triển khai thực hiện Luật Thủ đô, trong thời gian tới, Bộ Tư pháp phối hợp chặt chẽ với UBND TP Hà Nội và các cơ quan hữu quan khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ như: Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện Luật Thủ đô; soạn thảo, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật; tổ chức phổ biến, tập huấn nội dung của Luật.

Tâm Vương (tổng hợp)