Chile có nguy cơ lặp lại các vụ cháy rừng chết người do biến đổi khí hậu
Thảm họa thiên nhiên do cháy rừng ở Colombia |
Vụ cháy rừng kinh hoàng nhất trong lịch sử gần đây của Chile |
Hỏa hoạn là thảm họa thiên nhiên nguy hiểm nhất ở Chile kể từ trận động đất năm 2010 khiến khoảng 500 người thiệt mạng. Gió mạnh và nhiệt độ cao đã khiến đám cháy lan nhanh đến các khu vực đông dân cư xung quanh các thành phố Vina del Mar và Valparaiso.
Báo cáo từ cơ quan nghiên cứu thời tiết thế giới World Weather Attribution, một nhóm các nhà khoa học quốc tế nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, đã phân tích sự tăng đột biến đó trong các điều kiện tác nhân gây cháy - nhiệt độ, tốc độ gió và độ ẩm khí quyển.
Báo cáo cho thấy cả hiện tượng nóng lên toàn cầu lẫn hiện tượng khí hậu El Nino đều không dẫn đến sự gia tăng chỉ số nóng-khô-gió (HDWI) gần đây trong các vụ cháy rừng, vì vùng ven biển của Chile thực sự đang mát dần trong khi nhiệt độ trong đất liền đang ấm lên.
Joyce Kimutai, nhà nghiên cứu tại Viện Grantham của Đại học Hoàng gia London và đồng tác giả của nghiên cứu, nói với các phóng viên: “Chúng tôi dự đoán sẽ có nhiều vụ cháy như vậy xảy ra trong tương lai”.
Toàn cầu hiện nay nóng lên 1,2 độ C (2,2 độ F) so với thời kỳ tiền công nghiệp. Tomas Carrasco, nhà nghiên cứu tại Đại học Chile cho biết: “Tuy nhiên, nếu nhiệt độ tăng lên tới 2 độ C (3,6 độ F), thời tiết dễ xảy ra cháy rừng hơn xung quanh Vina del Mar và Valparaiso”.
Theo Liên Hợp Quốc nhiệt độ đang trên đà tăng lên tới 2,9 độ C (5,2 độ F) trong thế kỷ này, dựa trên các cam kết về khí hậu hiện tại.
Các tác giả của báo cáo cũng nhận thấy rằng sự phát triển của đô thị và thay đổi cách sử dụng đất là những yếu tố lớn dẫn đến các vụ hỏa hoạn nguy hiểm.
Yến Anh
Reuters
-
Tìm ra phương pháp tự đo lường carbon của các loài cây rừng ngập mặn
-
Cần luật hóa chi tiết các mục tiêu bảo vệ môi trường trong hoạt động điện lực
-
ADB: Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP khu vực châu Á - Thái Bình Dương giảm 17% vào năm 2070
-
Vì sao mưa lũ ngày càng nghiêm trọng?
-
Bài cuối: Hướng tới một Hà Nội "thích ứng" với biến đổi khí hậu
-
Siêu bão Man-yi giảm cấp khi vào Biển Đông, diễn biến khó lường
-
Siêu bão Man-yi giật trên cấp 17, di chuyển nhanh hướng vào Biển Đông
-
Thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại đô thị lớn
-
Dự báo tiếp tục có bão số 10 đổ bộ vào Biển Đông
-
PVMR và Trung tâm QCC hỗ trợ bồi dưỡng kiến thức về kiểm kê phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu