Chiến lược xoay trục của Turkmenistan đe dọa sự thống trị khí đốt của Nga
Sự dịch chuyển về phía tây trong ý định xuất khẩu của Ashgabat dự kiến sẽ không ảnh hưởng đến khả năng của Turkmenistan trong việc thực hiện các cam kết xuất khẩu hiện có sang Trung Quốc.
Quốc gia Trung Á này được cho là có đủ trữ lượng để vận chuyển một lượng lớn khí đốt về phía đông và phía tây. Tuy nhiên, tuyên bố của Turkmenistan có khả năng ảnh hưởng tới thị phần xuất khẩu khí đốt của Nga, lấy đi nguồn thu mà Kremlin cần để duy trì cuộc chiến ở Ukraine.
Turkmenistan từ lâu vẫn mơ hồ về các kế hoạch đường ống xuyên Caspian, nhưng vào cuối tháng 7, các quan chức Turkmenistan đã "vượt rào". Trong một tuyên bố do Bộ Ngoại giao Turkmenistan đưa ra, Ashgabat đã gửi một tín hiệu rõ ràng về sự ủng hộ đối với một đường ống xuyên Caspian.
Cụ thể, Bộ Ngoại giao Turkmenistan thông báo: “Turkmenistan cam kết thực hiện chiến lược đa dạng hóa dòng chảy năng lượng, bày tỏ sự sẵn sàng tiếp tục hợp tác với các đối tác trong việc thực hiện dự án đường ống xuyên Caspi".
Bộ này nói thêm rằng họ "tin chắc rằng không có yếu tố chính trị, kinh tế, tài chính nào cản trở việc xây dựng" đường ống xuyên Caspi và Công ước 2018 về Tình trạng Pháp lý của Biển Caspi cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ cho một dự án như vậy.
"Đường ống xuyên Caspian là một dự án hoàn toàn thực tế, được chứng minh từ quan điểm kinh tế, có khả năng đóng góp hữu hình vào việc đảm bảo an ninh năng lượng ở Á-Âu, cung cấp khả năng tiếp cận lâu dài và không bị gián đoạn tới các nguồn nguyên liệu thô cho người tiêu dùng châu Âu", tuyên bố của bộ cho biết thêm.
Vài ngày sau tuyên bố kể trên, một phái viên của Turkmenistan đã gặp người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, bày tỏ sự sẵn sàng của Turkmenistan trong việc "phát triển sự hợp tác hiệu quả giữa Turkmenistan và EU". Tuyên bố cung cấp thêm bằng chứng về sự thay đổi ngoại giao của Ashgabat. Nếu một đường ống dẫn xuất khẩu tới châu Âu được xây dựng, Turkmenistan sẽ chiếm lĩnh được một số thị trường khí đốt châu Âu từng là của Nga hoặc thay thế xuất khẩu của Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga hiện cung cấp khoảng 40% nhu cầu khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ. Các dự án xuyên Caspian trước đây đã dự kiến các đường ống có thể cung cấp 32 bcm mỗi năm. Bất kỳ sáng kiến xây dựng mới nào ban đầu đều có thể nhắm đến mục tiêu xuất khẩu đó.
Xung đột Nga - Ukraine càng kéo dài thì càng có nhiều khả năng một đường ống lớn hơn được xây dựng hoặc các đường ống song song được đặt bổ sung. Tất nhiên, vụ phá hoại tuyến đường ống NordStream cho thấy các đường ống ngoài khơi dưới nước rất dễ bị gián đoạn.
Do đó, sẽ có một lượng rủi ro đáng kể liên quan đến bất kỳ dự án xuyên Caspian nào. Hiện tại, giới quan sát tại khu vực đang ca ngợi sự thay đổi của Turkmenistan.
Bình An
OP
-
Turkmenistan hồi sinh kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí đốt tới châu Âu
-
Turkmenistan chỉ trích Nga vì bình luận về “liên minh khí đốt”
-
Đường ống dẫn khí xuyên Caspian có phải là lựa chọn khôn ngoan của Turmenistan
-
Những thay đổi quan trọng trong lĩnh vực năng lượng của Turkmenistan
-
Trung Quốc kêu gọi Turkmenistan hợp tác nhiều hơn về khí đốt