Chỉ số niềm tin tiêu dùng đạt kỷ lục
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam tháng này hiện cao hơn nhiều so với mức trung bình của chỉ số này trong suốt 2 năm qua là 136,6 điểm và cao hơn đáng kể (9,2 điểm) so với cùng kỳ năm ngoái (chỉ số của tháng 12/2014 là 135,6 điểm).
Niềm tin người tiêu dùng trong tháng 12 tăng cao do sự gia tăng niềm tin vào triển vọng nền kinh tế Việt Nam trong vòng 12 tháng và 5 năm tới.
Xét về tình hình tài chính cá nhân, 35% (tăng 1% so với tháng 11) người tiêu dùng Việt Nam cho rằng tình hình tài chính gia đình họ hiện tại “tốt hơn” so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, 14% (tăng 3%) người tiêu dùng cho biết tình hình tài chính gia đình họ “xấu đi”. Thêm vào đó, 59% (tăng 3%) người tiêu dùng kỳ vọng rằng tình hình tài chính gia đình họ sẽ “tốt hơn” vào thời điểm này năm tới.
Ngược lại, chỉ có 4% (tăng 1%) người tiêu dùng dự đoán tình hình tài chính gia đình họ sẽ “xấu đi”. Xét về tình hình kinh tế nói chung, 61% (tăng mạnh 6%) người tiêu dùng Việt Nam cho rằng tình hình tài chính Việt Nam sẽ ở “trạng thái tốt” trong vòng 12 tháng tới.
Ngược lại, chỉ có 9% (không thay đổi) người tiêu dùng dự đoán rằng tình hình tài chính Việt Nam sẽ ở “trạng thái xấu”. Xét về dài hạn, 66% (tăng mạnh đến 7%) người tiêu dùng kỳ vọng rằng tình hình kinh tế Việt Nam sẽ ở “trạng thái tốt” trong 5 năm tới. Trong khi đó, 5% (tăng 1%) người tiêu dùng Việt Nam dự đoán rằng tình hình kinh tế sẽ ở “trạng thái xấu”. Cuối cùng, 45% (tăng 3%) người tiêu dùng cho rằng “đây là thời điểm tốt” để mua các vật dụng chính trong gia đình so với 10% (tăng 2%) người tiêu dùng cho rằng “đây là thời điểm xấu”.
Chuyên gia Kinh tế trưởng Khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương của ANZ Glenn Maguire cho biết: Sự vượt trội của nền kinh tế Việt Nam đến từ cả khối ngoại (xuất khẩu và FDI) và hiện tại có vẻ như cả khối nội địa.
Kết thúc năm 2015, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam tháng này không những là chỉ số cao nhất của năm nay, mà cũng là chỉ số cao nhất trong suốt 2 năm qua.
Cả 5 câu hỏi chính của cuộc khảo sát, đều cho thấy niềm tin được cải thiện mạnh mẽ hơn hẳn tháng 11, nhưng kết quả đáng khích lệ nhất là ở các câu hỏi xét về nền kinh tế nói chung và triển vọng tài chính dài hạn.
Với 61% người tiêu dùng tham gia khảo sát (tăng 6%) kỳ vọng tình hình tài chính nói chung sẽ “ở trạng thái tốt” trong 12 tháng tới và 66% người tiêu dùng kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ “ở trạng thái tốt” trong 5 năm kế tiếp, Việt Nam đang trên đỉnh cao bước vào năm 2016 với yếu tố hộ gia đình không những là yếu tố ổn định cho sự tăng trưởng, mà quan trọng hơn, đó còn là yếu tố làm nên sự tăng trưởng với tiêu dùng hộ gia đình chiếm 65% GDP.
"Ấn bản này của chúng tôi về chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam đã cho thấy niềm tin chắc chắn rằng Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế phát triển vượt trội ở châu Á trong giai đoạn 2016 – 2017", chuyên gia Glenn Maguire cho biết./.
(Thời báo Tài chính)
-
Cân nhắc bổ sung quy định về ngưỡng nợ thuế tối thiểu áp dụng tạm hoãn xuất cảnh
-
Thu ngân sách nhà nước từ dầu thô vượt 6,2% dự toán trong 10 tháng 2024
-
Bộ Tài chính cập nhật 2 kịch bản tăng CPI bình quân năm 2024
-
Áp thuế suất 5% với phân bón: Giảm giá thành, tăng thu ngân sách Nhà nước
-
Techcombank mở rộng hệ sinh thái tài chính thông qua góp vốn thành lập Công ty Bảo hiểm phi nhân thọ Techcom
-
Áp thuế suất 5% với phân bón: Giảm giá thành, tăng thu ngân sách Nhà nước
-
Tin tức kinh tế ngày 12/11: Hàng Việt chiếm tỷ lệ 80% tại các siêu thị
-
VPI dự báo giá xăng dầu giảm từ 0,5 - 2% trong kỳ điều hành ngày 14/11
-
Thuế quan của Trump không làm hạn chế sự phụ thuộc của EU vào LNG
-
Giá dầu hôm nay (12/11): Dầu thô tiếp đà giảm