Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Chết vì mê món tiết canh!

17:20 | 18/02/2014

Theo dõi PetroTimes trên
|
Cần phải bỏ dần tập quán ăn tiết canh vì nó có nguy cơ lây dịch cúm rất cao. Theo số liệu thống kê, có đến 24% ca bệnh tử vong vì lây dịch cúm gia cầm sang người có liên quan đến ăn tiết canh.

>> Chết vì “ăn sống nuốt tươi”

Theo diễn biến mới nhất nhận được từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, ngoài một ca bệnh tử vong chiều 13/2 do nhiễm cúm A/H1N1 thì bệnh viện cũng mới phát hiện một trường hợp khác chẩn đoán viêm phổi nặng nghi do nhiễm cúm A.

Từ sau Tết Giáp Ngọ, dịch bệnh hoành hành khiến đàn gia cầm ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên chết hàng loạt.

Ngoài ra, còn 4 trường hợp khác nghi ngờ có liên quan đến cúm A đang được xét nghiệm. Các bệnh nhân ngụ ở huyện Khánh Sơn, Diên Khánh, TP Nha Trang, trong đó có 2 trường hợp xác định có liên quan đến gà, vịt trước khi nhập viện. Hiện trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Khánh Hòa đã phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra quanh vùng cư trú của các bệnh nhân nhằm phát hiện ổ dịch.

Trong khi đó, hàng loại gia cầm ở các tỉnh thành miền Trung - Tây Nguyên đột ngột chết khiến nhiều hộ nông dân bỗng chốc lâm cảnh trắng tay. Riêng ở Quảng Ngãi, lực lượng chức năng ở huyện Đức Phổ đã tiêu hủy gần 450 con gà của một gia đình ở xã Phổ Văn do nhiễm cúm A/H5N1. Ngoài ra, huyện Đức Phổ đã xác định được 3 ổ cúm gia cầm ở các xã Phổ Cường, Phổ Hòa và Phổ Văn với hơn 3.200 con.

Tại Kon Tum, một cán bộ thú y địa phương khi tiếp xúc với đàn gia cầm nhiễm cúm A/H5N1 đang có triệu chứng sốt, mệt mỏi, chán ăn. Trước đó tại phường Lê Lợi TP Kon Tum cũng đã phát hiện một ổ dịch với gần 1.000 con gia cầm phải tiêu hủy.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà khuyến cáo người dân cần bỏ thói quen ăn tiết cách và nâng cao đề phòng trước dịch cúm gia cầm đang lây lan.

Theo lãnh đạo Chi cục Thú y Quảng Nam, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xuất hiện 7 ổ dịch, tốc độ lây lan nhanh với hàng nghìn con vịt nhiễm bệnh phải tiêu hủy. Lo nhất là thời điểm hiện nay bước vào mùa tái đàn, toàn tỉnh có 4 triệu con gia cầm vẫn chưa tiêm vắcxin phòng bệnh cúm. Nguy cơ dịch bệnh trên đàn gia cầm của bà con nông dân trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới là rất lớn.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, tại nhiều địa phương rất đông các hộ chăn nuôi vẫn bình thản khi đàn gà, vịt của mình khi xuất hiện những con chết rải rác. Họ vẫn cho rằng đó là bệnh thông thường, thậm chí vẫn tiêu thụ thực phẩm gia cầm đã chết. Đặc biệt nhiều hộ gia đình nói trên có chủ động mua thuốc phòng bệnh cho gia cầm nhưng không khai báo với cơ quan thú y.

Trước nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm, bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Virus - Ký sinh trùng, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo: “Dịch bệnh cúm gia cầm đang có nguy cơ lây lan và cần sự cảnh giác cao của các hộ chăn nuôi. Vấn đề đáng chú ý nhất là dịch bệnh lây sang người rất khó phát hiện vì ban đầu chỉ là cúm và sốt đơn thuần, nhưng về sau sẽ gây tổn thương phổi và nguy cơ tử vong cao. Vì vậy khi phát hiện người có biểu hiện cúm, sốt cao sau khi ăn hoặc tiếp xúc với gia cầm cần đến bệnh viện để khám và điều trị bệnh”.

Một bệnh nhân mắc cúm A/H5N1 đang được điều trị tích cực.

Cũng theo lãnh đạo Bệnh viện Nhiệt đới TW, giám sát bệnh cúm đầu năm 2014 cho thấy cúm A/H1N1 đang xuất hiện mạnh mẽ, điều này khá giống với biểu hiện đầu 2013 khi cúm A/H1N1 xuất hiện khá dày đặc, có lúc chiếm đến 70% bệnh nhân cúm và gây khá nhiều ca tử vong.

Mặc dù tình trạng gia cầm chết hàng loạt đang diễn ra nhưng tại một số khu vực quán, hàng bày bán thịt gia cầm ở TP Hà Nội và nhiều tỉnh thành, lượng thực khách tìm đến đây vẫn tấp nập. Không chỉ sử dụng thịt gia cầm, nhiều thực khách vẫn lựa chọn các món trứng chần, tiết canh ngan, vịt, trong khi đây là những món rất dễ chứa ổ virus cực kỳ nguy hiểm.

Đặc biệt, tâm lý của các thực khách vẫn cho rằng, dịch cúm chưa đến địa phương mình. Đặc biệt, các món tiết canh và thực phẩm gà, vịt vẫn được người dân tiêu thụ mạnh mặc dù phần đông họ không nắm rõ về nguồn gốc xuất xứ.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết thêm: Trên thế giới đã ghi nhận nhiều ca bệnh nhiễm cúm gia cấm, riêng ở Trung Quốc tính từ tháng 3/2013 đến nay đã có 160 ca bệnh, trong đó có 62 ca tử vong. Con số này rất đáng báo động.

“Cần phải bỏ dần tập quán ăn tiết canh vì nó có nguy cơ lây dịch cúm rất cao. Theo số liệu thống kê, có đến 24% ca bệnh tử vong vì lây dịch cúm gia cầm sang người có liên quan đến ăn tiết canh. Ngoài ra, khi tiếp xúc với gia cầm cần đeo khẩu trang, bảo hô đầy đủ. Đặc biệt khi phát hiện gia cầm ốm, chết nhiều hoặc người có biểu hiện sốt cao cần phải báo cục thú y để kiểm tra và có phương án phòng bệnh. Trong thời gian này, ngoài việc giám sát dịch bệnh, cơ quan thú y tăng cường cấp giấy chứng nhận để người dân và người chăn nuôi yên tâm”, bác sĩ Hà nói thêm.

Thảo Phượng