Châu Á vẫn thúc đẩy tăng trưởng khí đốt
Công cụ theo dõi nhà máy điện sử dụng dầu khí toàn cầu ghi chép gần 12.000 tổ máy của tất cả các nhà máy nhiệt điện sử dụng dầu và khí tự nhiên trên toàn thế giới cho thấy rằng 5 quốc gia - Trung Quốc, Brazil, Việt Nam, Bangladesh và Hoa Kỳ - chiếm khoảng một nửa tổng công suất đang được phát triển.
T&T Group và đối tác Hàn Quốc khởi công dự án điện khí 2,3 tỷ USD tại Quảng Trị. |
Công cụ theo dõi nhà máy nhiệt điện sử dụng dầu và khí toàn cầu - Global Oil and Gas Plant Tracker (GOGPT) là một cơ sở dữ liệu trực tuyến xác định và sơ đồ hóa mọi nhà máy nhiệt điện sử dụng dầu và khí tự nhiên đã được biết đến và mọi nhà máy mới được đề xuất từ ngày 1/1/2020 (20 MW trở lên trong Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh, 50 MW trở lên ở các nơi khác).
Từ tháng 8/2023, GOGPT chỉ bao gồm các nhà máy nhiệt điện sử dụng dầu và các tổ máy sử dụng động cơ đốt trong. Được phát triển bởi Global Energy Monitor, công cụ này sử dụng trang wiki với chú thích chân trang để ghi lại thông tin về mỗi nhà máy và được cập nhật hai lần mỗi năm.
Hiện nay, châu Á có gần 2/3 công suất nhà máy điện sử dụng dầu và khí đang được phát triển trên thế giới, trong đó Trung Quốc chiếm 1/5 công suất đang được phát triển của thế giới, nhiều hơn 3 quốc gia hàng đầu tiếp theo là Brazil, Việt Nam và Bangladesh cộng lại.
Các nhà máy điện chạy dầu và khí đốt mới có công suất 207 GW đã bắt đầu được xây dựng, tăng 23% so với năm 2021. Gần 3/4 công suất này là ở châu Á, chủ yếu tập trung ở Trung Quốc.
Trong khi giá LNG cao đã khiến một số quốc gia ở châu Á, bao gồm Bangladesh và Pakistan, ngừng kế hoạch mua các lô hàng LNG, các nhà phân tích cũng đã chỉ ra rằng chi phí sản xuất điện từ năng lượng mặt trời và năng lượng gió trung bình thấp hơn chi phí sản xuất điện từ nhiệt điện sử dụng khí, và đặc biệt những chi phí này thấp hơn rất nhiều tại Trung Quốc.
Jenny Martos, Quản lý dự án Công cụ theo dõi nhà máy điện sử dụng dầu khí toàn cầu cho biết: "Khí tự nhiên tiếp tục tăng trưởng mặc dù danh tiếng của nó với tư cách là một nhiên liệu chuyển đổi rẻ hơn, sạch hơn và đáng tin cậy hơn đang mất dần đi. Biến động giá đã khiến nhiều quốc gia từ bỏ các kế hoạch sử dụng khí tự nhiên. Mức độ nghiêm trọng của tác động của khí tự nhiên đối với biến đổi khí hậu được hiểu rõ hơn mỗi ngày vì nó gây rò rỉ khí methane, một loại khí nhà kính gây tác động lớn. Và các sự kiện thời tiết cực đoan đang khiến các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch trở nên thất bại trong hoạt động. Tuy nhiên, việc chuyển đổi khỏi dầu và khí đốt vẫn đang không diễn ra đủ nhanh ở bất kỳ đâu".
Global Energy Monitor (GEM) phát triển và chia sẻ thông tin để ủng hộ phong trào toàn cầu về năng lượng sạch. Bằng cách nghiên cứu bối cảnh năng lượng quốc tế đang thay đổi và tạo ra cơ sở dữ liệu, báo cáo và công cụ tương tác giúp nâng cao sự hiểu biết, GEM cố gắng xây dựng một hướng dẫn mở về hệ thống năng lượng thế giới. |
Thành Công
-
Bài 4: Lựa chọn phát triển cảng điện gió ngoài khơi như thế nào?
-
Bài 3: Để phát triển chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi một cách hợp lý
-
Bài 2: Cần xây dựng khung pháp lý mạnh mẽ, rõ ràng và vững chắc cho phát triển điện gió ngoài khơi
-
Bài 1: Việt Nam có thể trở thành trung tâm chuỗi cung ứng cho điện gió ngoài khơi tại châu Á - Thái Bình Dương
-
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam