Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Cảnh báo việc lạm dụng thuốc kháng sinh

09:33 | 07/04/2017

Theo dõi PetroTimes trên
|
Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Hữu Phúc cho rằng, hậu quả lớn nhất của việc lạm dụng thuốc kháng sinh là kháng thuốc hay còn gọi là nhờn thuốc kháng sinh, không diệt được vi khuẩn khiến bệnh nặng hơn và việc điều trị về sau là vô cùng khó khăn.

Thời gian gần đây, tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh tùy tiện diễn ra một cách phổ biến. Nhiều người tưởng rằng kháng sinh chữa được bách bệnh, nên hễ đau ốm là tự mua thuốc kháng sinh để sử dụng. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, việc lạm dụng thuốc kháng sinh là không tốt, có thể khiến bệnh tình trở nên nặng hơn.

khong nen lam dung thuoc khang sinh
Ảnh minh họa

Trao đổi với PetroTimes, Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Chuyên khoa cấp 1 Nguyễn Hữu Phúc, người từng có nhiều năm công tác tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết: “Việc lạm dụng thuốc kháng sinh hiện nay diễn ra rất phổ biến. Điều này xuất phát từ nhận thức của người dân về sử dụng thuốc kháng sinh chưa đúng, cộng với việc tự ý bán thuốc không cần chỉ định của các nhà thuốc đã khiến cho tình trạng này càng nghiêm trọng”.

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Hữu Phúc, hậu quả lớn nhất của việc lạm dụng thuốc kháng sinh là kháng thuốc hay còn gọi là nhờn thuốc kháng sinh, không diệt được vi khuẩn khiến bệnh nặng hơn và việc điều trị về sau là vô cùng khó khăn. Điều này khiến cho thời gian điều trị bệnh kéo dài, cùng với đó là chi phí điều trị ngày càng tăng, tạo gánh nặng cho cá nhân, gia đình và của toàn xã hội.

Trong những năm làm công tác khám chữa bệnh, bác sĩ Nguyễn Hữu Phúc đã gặp nhiều trường hợp nhập viện do việc dùng thuốc kháng sinh không đúng chỉ dẫn của bác sĩ. “Một bệnh nhân bị viêm phế quản cấp tính (đã xét nghiệm máu, chụp X-quang và phổi) đúng ra phải uống kháng sinh 10 ngày liên tục, nhưng bệnh nhân chỉ dùng 3 ngày bệnh đã đỡ nên tự ý dừng uống thuốc. Tuy nhiên, ở lần điều trị sau, bệnh nhân đó đã bị nhờn thuốc kháng sinh và bác sĩ phải kê một loại thuốc khác để điều trị cho bệnh nhân".

"Cũng có một số trường hợp, bệnh nhân chưa cần phải chỉ định kháng sinh để điều trị thì tự ra hiệu thuốc mua và uống. Cho nên, đến khi cần phải dùng kháng sinh để điều trị thì cơ thể của bệnh nhân đó đã bị nhờn thuốc, làm cho thuốc không còn tác dụng nữa. Khiến bác sĩ phải vất vả hơn và mất nhiều thời gian hơn để chữa trị bệnh” - bác sĩ Phúc nói.

Theo khuyến cáo của bác sĩ Nguyễn Hữu Phúc, người dân không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. "Tốt nhất, khi có bệnh, mọi người nên đến khám tại các cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa kê đơn thuốc chữa trị. Ngoài ra, cần phải có cơ chế quản lý chặt chẽ hơn đối với các hiệu thuốc tư nhân trong việc kinh doanh các loại thuốc để hạn chế tình trạng bán thuốc khi không có đơn như hiện nay".

700.000 người chết mỗi năm do kháng kháng sinh

Tại buổi họp báo về kháng kháng sinh được WHO và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) tổ chức ngày 29/11/2016, ông Cao Hưng Thái - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, người dân tự mua kháng sinh, tự điều trị không theo đơn bác sĩ kê là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng kháng kháng sinh ngày càng nghiêm trọng.

Theo WHO, mỗi năm có khoảng 700.000 trường hợp tử vong liên quan tới kháng kháng sinh. Ngân hàng Thế giới cũng dự báo tới năm 2050, tình trạng kháng kháng sinh sẽ làm giảm từ 1,1-3,8% GDP toàn cầu do phải bỏ tiền để ứng phó với kháng kháng sinh và rất có thể nó sẽ làm cho nhiều người bị bệnh kháng kháng sinh phải rơi vào nghèo đói.

Xuân Hinh - Chu Phượng