Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Cần sớm áp thuế đồ uống có đường

15:59 | 28/03/2023

196 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Để bảo vệ sức khỏe người dân theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cũng như chủ trương của Đảng, Chính phủ và phù hợp với thông lệ quốc tế, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn.

Việt Nam chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào đồ uống có đường, sản phẩm này chỉ chịu ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng 10%. Trước tình trạng trẻ em béo phì, bệnh liên quan đến thừa cân đang tăng mạnh trong những năm qua, việc sớm đưa ra giải pháp về thuế để hạn chế các loại đồ uống có đường gây hại cho sức khỏe của người dân là khá bức thiết.

who-nen-ap-thue-ttdb-voi-cac-do-uong-co-duong-1
WHO đã cảnh bảo nhiều lần đến Việt Nam về việc nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với các đồ uống có đường.

Theo tài liệu của WHO, tiêu thụ quá nhiều đường là nguyên nhân chính dẫn đến béo phì, tiểu đường và sâu răng. Trong môi trường thực phẩm hiện nay, rất dễ tiêu thụ nhiều đường, đặc biệt là từ đồ uống có đường. Theo đó, đồ uống có đường là nguồn cung cấp đường chủ yếu trong chế độ ăn uống, và mức tiêu thụ của nó đang gia tăng ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.

WHO chỉ ra, trung bình, một lon nước ngọt có đường chứa khoảng 40 gam đường (tương đương với khoảng 10 thìa cà phê đường ăn). Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, để ngăn ngừa bệnh béo phì và sâu răng, người lớn và trẻ em nên giảm mức tiêu thụ đường xuống dưới 10% lượng năng lượng hàng ngày (tương đương với khoảng 12 thìa cà phê đường ăn cho người lớn). Các hướng dẫn đề xuất tiếp tục giảm lượng đường xuống dưới 5% lượng năng lượng hàng ngày (khoảng 6 muỗng cà phê đường cho người lớn) để có thêm lợi ích cho sức khỏe.

Trong tài liệu phát hành năm 2017, WHO khuyến cáo các chính phủ có thể thực hiện một số hành động để cải thiện tính sẵn có và khả năng tiếp cận với thực phẩm lành mạnh và có ảnh hưởng tích cực đến thực phẩm mà mọi người chọn tiêu thụ. Một hành động chính cho các chương trình toàn diện nhằm giảm tiêu thụ đường là đánh thuế đồ uống có đường. Giống như đánh thuế thuốc lá giúp giảm sử dụng thuốc lá, đánh thuế đồ uống có đường có thể giúp giảm tiêu thụ đường.

Trong khi đó, Bộ Y tế đề xuất tất cả đồ uống có đường theo định nghĩa của WHO đều cần chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, mức thuế căn cứ hàm lượng đường trong 100 ml. Hàm lượng đường trên ngưỡng này thì đánh thuế, theo nguyên tắc đồ uống càng nhiều đường mức thuế càng cao. Ngược lại, dưới ngưỡng thì không phải chịu thuế.

Theo báo cáo của Chương trình Nghiên cứu Nông lương Toàn cầu (thuộc ĐH Bắc Carolina Chapel Hill - UNC), tính đến năm 2020, đã có gần 50 quốc gia (gồm 8 bang của Mỹ) và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới áp thuế đối với đồ uống có đường. Trong đó, Đông Nam Á có Thái Lan, Malaysia, Philippines, Brunei. Nhóm các nước còn lại của ASEAN chưa áp loại thuế này, trong đó có Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapore, Indonesia và Myanmar. Bởi vậy, việc sớm áp thuế các loại đồ uống có lượng đường cao như trà sữa, nước ngọt... là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của người dân trước khi quá muộn.

Tùng Dương

WHO tiếp tục khuyến cáo người Việt giảm tiêu thụ đồ uống có đườngWHO tiếp tục khuyến cáo người Việt giảm tiêu thụ đồ uống có đường
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đườngĐề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đường
WHO: Nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đườngWHO: Nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
Thức uống chứa đường làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng ở giới trẻThức uống chứa đường làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng ở giới trẻ