Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Cần 5.415 tỉ đồng để trồng rừng ven biển

16:54 | 04/01/2018

Theo dõi PetroTimes trên
|
Để bảo vệ 310 nghìn ha, trồng phục hồi khoảng 9,7 nghìn ha, trồng mới hơn 46 nghìn ha rừng ven biển… giai đoạn 2015-2020 sẽ cần số vốn đầu tư 5.415 tỉ đồng.  

Đây là nội dung quan trọng được đưa ra trong hội nghị về bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu được tổ chức mới đây tại Đà Nẵng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức. Hội nghị có sự tham gia của đại diện các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Phú Yên; đại diện Sở NN&PTNT 28 tỉnh, thành phố ven biển; các viện nghiên cứu, nhà khoa học và một số tổ chức quốc tế.

Trong 3 năm mới đạt 22% kế hoạch

Lần đầu tiên Bộ NN&PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Đề án "Bảo vệ phát triển rừng ven biển ứng phó biến đổi khí hậu". Đề án có nhiệm vụ bảo vệ 310.596 ha rừng, trồng phục hồi 9.602ha, trồng mới 46.058ha và trồng 23,5 triệu cây phân tán. Được biết, tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2015-2020 khoảng 5.415 tỉ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước chiếm hơn 70%.

can 5415 ti dong de trong rung ven bien
Trồng rừng ven biển để tránh sạt lở đất và hiện tượng mặn xâm thực tại Quảng Nam

Theo đánh giá của lãnh đạo Bộ NN&PTNT, để thực hiện thành công đề án, các bộ, ngành, địa phương đã phối hợp thực hiện hiệu quả một số nhiệm vụ trọng tâm: Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều kế hoạch, chương trình, mục tiêu và triển khai các dự án bảo vệ và phát triển rừng ven biển; nghiên cứu, xây dựng ban hành kịp thời các chính sách và hướng dẫn kỹ thuật liên quan…

Một vấn đề thành công khác, theo nhìn nhận của Tổng cục Lâm nghiệp là đề án đã huy động được nhiều nguồn kinh phí hỗ trợ, đầu tư bảo vệ và phát triển rừng ven biển; công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ và phát triển rừng ven biển được quan tâm; tăng diện tích, chất lượng rừng ven biển góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời thể hiện cam kết, trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Tuy vậy, lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp và Bộ NN&PTNT đều thừa nhận công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển trong 3 năm qua còn những tồn tại, hạn chế. Nhiều dự án trồng rừng ven biển triển khai thực hiện còn chậm; một số địa phương chưa quyết liệt, thiếu kiểm tra, đôn đốc thường xuyên; kết quả trồng rừng ven biển đạt thấp (mới đạt 44,5% theo kế hoạch trong 3 năm và đạt 22,2% kế hoạch đề án), nhiều khả năng sẽ không hoàn thành chỉ tiêu của đề án.

“Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư cho các dự án trồng rừng ven biển còn chậm; tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất quy hoạch cho trồng rừng ven biển sang mục đích khác vẫn xảy ra ở một số nơi; số liệu thống kê, báo cáo về hiện trạng diện tích, diễn biến rừng ven biển của các địa phương còn bất cập, chưa chính xác và thiếu thống nhất” - ông Triệu Văn Lực - Vụ trưởng Vụ Phát triển rừng (Bộ NN&PTNT) cho biết thêm.

“Nhiệm vụ đặc biệt ưu tiên”

Tại hội nghị, Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn đề nghị các địa phương coi việc quản lý, bảo vệ rừng ven biển là nhiệm vụ đặc biệt ưu tiên trong kế hoạch hành động của địa phương. “Những việc cần làm ngay để đề án về đích, đó là các địa phương cần phối hợp chặt chẽ trong kiểm soát việc chuyển mục đích sử dụng rừng ven biển sang các mục đích khác, nhất là mục đích sản xuất kinh doanh; tập trung bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, tổ chức thực hiện hiệu quả các dự án trồng rừng, nâng cao diện tích và chất lượng rừng ven biển để bảo vệ đất, chống sạt lở bờ biển, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, việc kiện toàn các ban quản lý rừng và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách để quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng ven biển cũng cần được các địa phương ưu tiên khi thực hiện đề án.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng nhấn mạnh đến các dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng ven biển đã có quyết định phê duyệt, cần rà soát, bố trí đất để trồng rừng và có biện pháp bảo vệ chăm sóc rừng trồng, không để xâm canh, lấn chiếm, phá rừng làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công, diện tích, chất lượng rừng ven biển.

“Trong trường hợp hiện trường trồng rừng gặp khó khăn, có thể điều chỉnh chuyển sang vị trí khác thích hợp, nhưng không điều chỉnh giảm khối lượng đầu tư lâm sinh của dự án đã được phê duyệt” - ông Tuấn nói.

An An