Cách các tổ chức tài chính vượt khó trong bối cảnh thị trường ảm đạm
Tình hình thị trường tài chính tiêu dùng 3 tháng cuối năm
Từ năm 2020 đến nay, thị trường tài chính tiêu dùng đã phải đối mặt với những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 và sự suy giảm tổng cầu. Theo thống kê của NHNN, nửa đầu năm 2023, nhóm các công ty tài chính ghi nhận tốc độ tăng trưởng sụt giảm 5,58% so với cuối năm 2022. Dù đã có những gói ưu đãi, hỗ trợ vay nhưng nhu cầu vay của người dân vẫn giảm. Khó khăn với ngành tài chính tiêu dùng cũng hiện rõ khi nhiều công ty tài chính có kết quả kinh doanh suy giảm.
Ảnh minh hoạ. |
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), nhận định, thời điểm này là giai đoạn khó khăn nhất của các công ty tài chính sau khi ngấm đòn từ dịch Covid-19 và hệ lụy do khó khăn của kinh tế kéo dài từ năm ngoái đến nay.
Bên cạnh các yếu tố như tâm lý tiết kiệm, giảm chi tiêu, nguyên nhân của sự sụt giảm còn đến từ những bất cập về hành lang pháp lý, các cơ chế bảo đảm khoản vay ở cả phía người vay và đơn vị cho vay. Khách hàng bị giảm hoặc mất thu nhập sinh ra tâm lý "bùng nợ" tăng cao là những nguyên nhân khiến vay tiêu dùng gặp khó. Nửa đầu năm 2023, lợi nhuận sau thuế của một số công ty tài chính đã sụt giảm mạnh, từ 30 - 80%, thậm chí tới hơn 300% so với cùng kỳ năm 2022.
Dù nhu cầu chung suy giảm nhưng theo các chuyên gia, hiện dư nợ cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính mới chỉ đạt khoảng 220.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 1,87% tổng dư nợ toàn nền kinh tế nên dư địa còn rất lớn, đặc biệt trong thời điểm cuối năm. Trong khi đó, hiện nay thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam vẫn đang thiếu một hành lang pháp lý đủ sức vừa chế tài, quản lý được việc các doanh nghiệp cho vay sai quy định cũng như vừa bảo vệ được những doanh nghiệp làm đúng, tạo ra sự phát triển lành mạnh của thị trường tài chính tiêu dùng. Do đó, việc sớm hoàn thiện hành lang pháp lý, có cơ chế quản lý riêng biệt theo đặc thù ngành là cần thiết.
"Dù thị trường có nhiều biến động nhưng nhu cầu vay tiêu dùng, và kinh doanh đầu tư nhỏ vẫn có thậm chí là lớn, nên cần phải có hàng lang pháp lý chặt chẽ hơn, đảm bảo khoản vay, giúp thị trường ổn định, lành mạnh", ông Trần Thế Vĩnh - CEO Công ty cổ phần tập đoàn Tima, cho hay.
Các Công ty/Tổ chức tài chính đã làm gì để khai thác tối ưu thị trường
Để thu hút khách hàng vay tiêu dùng, các ngân hàng, công ty tài chính triển khai nhiều gói tín dụng có quy mô, lãi suất hợp lý, thủ tục cho vay đơn giản, lãi suất cạnh tranh, kỳ hạn trả nợ linh hoạt.
Tổ chức tài chính làm gì để vượt khó? |
Các ngân hàng đua nhau giảm lãi nhằm thu hút và giữ chân khách hàng. BIDV triển khai nhiều gói vay vốn ưu đãi với quy mô lên tới 140.000 tỷ đồng, lãi suất chỉ từ 6,5%/năm. VPBank ra mắt gói vay ưu đãi có tổng quy mô 13.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu vay mua ô tô, vay sản xuất kinh doanh, vay mua nhà, vay tiêu dùng với lãi suất từ 5%/năm. PVcomBank triển khai gói tín dụng ưu đãi 13.500 tỷ đồng, lãi suất giảm tới 4% so với lãi thông thường…. Các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Vietinbank còn triển khai chương trình cho khách hàng cá nhân vay trả nợ ngân hàng khác với lãi suất thấp.
Các công ty tài chính như Fe Credit cũng đưa ra những gói vay phù hợp với khách hàng mục tiêu. FE Credit cho biết, ngay trong tháng 10, công ty sẽ giải ngân gói vay tiêu dùng ưu đãi 10.000 tỷ đồng cho hàng triệu công nhân ở các khu công nghiệp với lãi suất giảm đến 50% so với lãi suất dành cho khách hàng thông thường. HD SAISON triển khai gói vay hấp dẫn khi khách hàng vay mua trả góp xe máy điện và xe đạp điện với lãi suất ban đầu 0%, khoản vay đến 50 triệu mà chỉ cần CCCD gắn chip điện tử.
Ở phân khúc thấp hơn các công ty, sàn tài chính như cũng đưa ra nhiều gói vay với khoản vay đa dạng giúp khách hàng có nhiều lựa chọn. Khoản vay từ 2 triệu đến 500 triệu phù hợp với mọi nhu cầu tiêu dùng, đầu tư kinh doanh nhỏ chỉ cần đăng ký xe máy, ô tô không cần thêm giấy tờ gì khác phức tạp. Không cần khách hàng chứng minh thu nhập hay thẩm định nhà ở. Hệ thống thông minh giúp giảm thời gian đợi tư vấn, giảm thời gian xét duyệt hồ sơ, tăng tốc độ giải ngân đảm bảo khách hàng có thể vay được tiền nhanh ngay trong ngày. Ngoài ra việc hệ thống hoạt động chặt chẽ
Ngoài việc tối ưu khoản vay, giảm lãi suất, các tổ chức tín dụng cũng cho biết đang thực hiện theo khuyến nghị của Ngân hàng Nhà nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển hệ thống chấm điểm tín dụng, tăng hiệu quả, tốc độ xử lý tín dụng, cố gắng nắm bắt cơ hội phục hồi ở các tháng cuối năm.
Để vượt qua bão thị trường, mỗi tổ chức/ công ty đều đang cố gắng tìm hướng đi tối ưu, hướng nhiều hơn đến nhu cầu của khách hàng, đi sâu vào tối ưu hệ thống, đầu tư cho phát triển công nghệ. Hy vọng sau 3 tháng cuối năm, chúng ta sẽ nhận được nhiều tin tốt từ thị trường.
PV
-
Lỗ hổng trong quy trình quản lý tài sản gửi của khách hàng
-
Giá vàng hôm nay (19/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh
-
Chân chạy VPI phá kỷ lục ở VPBank Hanoi International Marathon 2024
-
Tăng trưởng tín dụng đạt 9%, kỳ vọng bứt phá những tháng cuối năm
-
Giá vàng hôm nay (18/10): Tiếp đà tăng mạnh