Các vụ sáp nhập xuyên Đại Tây Dương khó xảy ra sau các thương vụ khủng của Exxon, Chevron
Suy đoán rằng Chevron và Exxon có thể cố gắng mua các đối thủ BP và Shell ngày càng gia tăng trong hai năm qua khi các công ty lớn ở châu Âu hoạt động kém hơn đối thủ Mỹ của họ.
Các nhà đầu tư "trừng phạt" các công ty châu Âu vì họ hướng tới năng lượng tái tạo và năng lượng ít carbon, đồng thời hướng sự quan tâm tới các công ty Mỹ vì đã tập trung vào khai thác dầu khí và mang lại lợi nhuận kỷ lục vào năm ngoái.
Ngành công nghiệp dầu mỏ đã trải qua kỷ nguyên hợp nhất lớn vào cuối những năm 1990 khi Exxon, Shell, BP và TotalEnergies của Pháp sáp nhập với các đối thủ để tạo ra các công ty tích hợp khổng lồ. Các thương vụ mua lại xảy ra sau khi giá dầu sụt giảm khiến nhiều công ty suy yếu.
Hiện nay, các công ty lớn đang nắm rất nhiều tiền mặt sau khi giá năng lượng tăng vọt liên quan đến cuộc xung đột Nga - Ukraine, đã đẩy lợi nhuận lên mức cao kỷ lục vào năm ngoái.
Thay vì chấp nhận rủi ro đầu tư vào thăm dò và khai thác, Exxon và Chevron đã mua lại các công ty để tăng sản lượng và tập trung vào kỷ luật tài chính cũng như khen thưởng các cổ đông. Exxon, nhà sản xuất dầu lớn nhất của Mỹ, cho biết vào ngày 11/10 rằng họ đã đồng ý mua Pioneer Natural Resources trong một thỏa thuận toàn bộ cổ phiếu trị giá 59,5 tỷ USD.
Trong khi đó, cổ phiếu của BP đã giảm 2% trong phiên giao dịch 23/10, vài giờ sau khi Chevron thông báo họ đã đồng ý mua lại đối thủ Hess với giá 53 tỷ USD.
Một nguồn tin cấp cao trong ngành nắm rõ vấn đề này cũng như các nhà phân tích và nhà đầu tư đã bác bỏ mọi thông tin sắp xảy ra của Mỹ về việc mua lại các đối thủ châu Âu.
Tyler Tebbs, giám đốc điều hành tại MKP Advisors, một chuyên gia tư vấn, cho biết: "Một thương vụ mua lại lớn như Chevron mua BP bây giờ khó có thể xảy ra. Đơn giản là nó quá lớn và Chevron sẽ bị ràng buộc với thương vụ mua lại Hess trong vài năm".
Ông Tebbs nói thêm Exxon cũng ở vào tình thế tương tự sau thương vụ Pioneer.
Nhà phân tích Lucas Herrmann của Exane BNP Paribas cho biết trong một ghi chú ngày 19/9 rằng, việc Giám đốc điều hành BP, Bernard Looney bất ngờ từ chức vào tháng trước đã khiến công ty có nguy cơ bị tiếp quản.
Vị chuyên gia này nhận định, BP, hơn hẳn các công ty cùng ngành, đang giao dịch ở mức "chiết khấu quá mức" so với các đối thủ Mỹ, khiến đây có thể là một món hời.
Vốn hóa thị trường của BP là khoảng 113 tỷ USD, trong khi của Shell ở mức 220 tỷ USD. Vốn hóa thị trường của Chevron là 318 tỷ USD và của Exxon là 440 tỷ USD.
Cổ phiếu của Shell và BP đã hoạt động kém hơn so với các đối thủ Mỹ kể từ khi các công ty châu Âu cắt cổ tức sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020 và do một số nhà đầu tư lo lắng về tác động đến lợi nhuận của việc chuyển hướng chi tiêu sang các doanh nghiệp ít carbon mang lại lợi nhuận thấp hơn.
Trong khi BP và Shell đều có các doanh nghiệp khai thác, lọc dầu, bán lẻ và kinh doanh dầu khí lớn, có thể phù hợp với hoạt động của Chevron và Exxon, thì nhiều hoạt động năng lượng tái tạo của họ sẽ không khiến các công ty Mỹ quan tâm, ba nhà đầu tư giấu tên đã tiết lộ với Reuters.
Họ nói thêm rằng sự kết hợp của quy mô đó cũng sẽ phức tạp từ góc độ quy định và chống độc quyền.
Liên minh Châu Âu đã thúc đẩy các công ty dầu khí mạnh mẽ hơn chính phủ Mỹ để tìm ra các mô hình kinh doanh thay thế cho nhiên liệu hóa thạch và thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
Một số nhà đầu tư châu Âu cũng vận động các công ty năng lượng thay đổi mô hình kinh doanh để giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Các cổ đông khác, đang tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn, đã thúc giục quay trở lại tập trung vào dầu khí, khiến Shell và BP phải lùi lại các mục tiêu chuyển đổi của họ.
Bình An
Reuters
-
Tin tức kinh tế ngày 20/11: Xuất khẩu cá ngừ lập đỉnh 2 năm
-
Giá vàng hôm nay (20/11): Thị trường thế giới tăng mạnh
-
Giá dầu hôm nay (20/11): Dầu thô ổn định trong phiên
-
Áp thuế suất GTGT 5%, giá phân bón có dư địa giảm
-
Tin tức kinh tế ngày 19/11: Tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp