Các nước nghèo gặp khó khăn trong việc tiêm vắc-xin Covid-19
John Nkengasong, người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi, cho biết: “Chúng ta đã nói suốt cả đại dịch này rằng, chúng ta sẽ không an toàn trừ khi tất cả chúng cả mọi người đều được tiêm phòng và đảm bảo an toàn”.
Khi đại dịch bắt đầu, nhiều nước nghèo với hệ thống y tế yếu kém lại dường như tránh được những vấn đề nghiêm trọng.
Một nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca ở thị trấn Francis, Botswana, Nam Phi |
Sự lo ngại ngày càng tăng ở một số quốc gia nghèo nhất thế giới khi mà các ca nhiễm Covid-19 gia tăng và các chủng mới của virus bắt đầu xuất hiện.
Cuộc khủng hoảng đã gây ra một cú sốc cho các quan chức y tế công cộng và hàng triệu người chưa được tiêm chủng. Điều này đặc biệt xảy ra ở các quốc gia nơi người dân chỉ có đủ tiền để tồn tại và tự chi trả cho các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe.
Chương trình của Liên Hợp Quốc có tên COVAX nhằm cung cấp vắc-xin cho các nước nghèo. Tuy nhiên, chương trình phải đối mặt với tình trạng thiếu vắc-xin trầm trọng.
Do đó, Mỹ, Anh và các nước có nền công nghiệp phát triển giàu có khác đã đồng ý chia sẻ ít nhất 1 tỷ liều vắc xin với các nước nghèo trong năm tới. Nhóm G7 dự kiến sẽ bắt đầu chia sẻ vắc-xin vào tháng Tám.
Các nước châu Phi đang gặp nguy
Một số người trong 1,3 tỷ dân ở châu Phi đang gặp nguy hiểm. Châu Phi chiếm 18% dân số thế giới. Tuy nhiên, châu lục này chỉ nhận được 2% tổng số liều vắc-xin trên toàn thế giới. Một số quốc gia châu Phi vẫn chưa tiến hành tiêm chủng cho bất kỳ ai.
Zimbabwe đã thực thi các biện pháp giãn cách xã hội mới, do số ca và số người tử vong tăng mạnh ở đây. Nước này có hơn 15 triệu dân nhưng mới chỉ sử dụng hơn 1 triệu trong số 1,7 triệu liều vắc-xin. Các chuyên gia cho rằng việc thiếu vắc-xin ở các khu vực thành thị do những khó khăn trong việc tổ chức và nỗ lực điều hành công tác tiêm chủng.
Nhiều tháng trước, các quan chức ở Zimbabwe đã kêu gọi người dân đi tiêm phòng. Nhưng nhiều người đã không đi. Bây giờ, hàng dài người đến các trung tâm y tế để tiêm vắc-xin. Nhiều người lo lắng về khi thời tiết sang mùa đông và các dạng virus chủng mới.
Tiến sĩ Matshidiso Moeti, Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại châu Phi, cho biết sự gia tăng các ca nhiễm đã thúc đẩy mọi người đi tiêm chủng. Bà giải thích rằng, mọi người phải được kiểm tra và cách ly khỏi những người khác. Lưu giữ hồ sơ về di chuyển của mọi người, được gọi là theo dõi tiếp xúc, là một biện pháp cần phải thực hiện nhiều hơn.
Theo bà Matshidiso Moeti, gần đây các ca nhiễm Covid-19 mới ở châu Phi đã tăng gần 30%.
Những nỗ lực tiêm vắc xin đang bị trì hoãn
Tại Zambia, chiến dịch tiêm chủng đang bị chậm trễ. Các cơ quan chức năng cho biết, nước này đang cạn kiệt ôxy cho những bệnh nhân có vấn đề về hô hấp, những người bệnh không có dấu hiệu nặng đang bị các bệnh viện ở thủ đô Lusaka từ chối.
Và Uganda đang chống lại sự gia tăng mạnh mẽ của các ca bệnh và nước này hiện đang có các chủng virus khác nhau. Các quan chức y tế nói với hãng tin AP rằng, những người nhiễm bệnh là người ở độ tuổi từ 20 đến 30.
Tiến sĩ Ian Clarke thành lập một bệnh viện ở Uganda. Ông nói rằng nhu cầu vắc-xin đang tăng lên trong số những người không muốn tiêm lần đầu. Nhưng giờ đây, họ không biết khi nào họ sẽ nhận được thêm các liều vắc-xin.
WHO cho biết gần 90% các quốc gia châu Phi đang làm lỡ mục tiêu tiêm chủng toàn cầu cho 10% người dân số của thế giới vào tháng 9.
Tuy nhiên, những lo ngại về các nỗ lực tiêm chủng không chỉ giới hạn ở châu Phi.
Vào cuối tháng 5 vừa qua, 600.000 người ở Afghanistan đã được tiêm ít nhất một liều vắc-xin. Con số này ít hơn 2% dân số thế giới là 36 triệu.
Trung Quốc đã tài trợ 700.000 liều vắc-xin và gần đây, lô vắc-xin này đã đến. Chỉ trong vòng vài giờ, “mọi người đã phải tranh giành nhau để được là đứng ở hàng đầu chờ tiêm” - người phát ngôn của Bộ Y tế, Tiến sĩ Ghulam Dastigir Nazari cho biết.
Và ở Haiti, các bệnh viện đang từ chối những người bệnh. Quốc gia này đang chờ đợi để nhận được những liều vắc xin đầu tiên. Nguồn cung cấp từ chương trình COVAX của Liên Hợp Quốc đã bị trì hoãn. Các quan chức Haiti cũng lo lắng rằng, các liều thuốc không thể được giữ ở nhiệt độ cần thiết để bảo quản an toàn.
Lê Ngọc Đức (dịch từ VOA)
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 20/10/2024: Tuổi Dần tính toán tài tình, tuổi Thân thận trọng lời nói
- Tử vi ngày 18/10/2024: Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Ngọ nắm bắt cơ hội
- Tử vi ngày 17/10/2024: Tuổi Tý công danh thăng tiến, tuổi Thìn rắc rối bất ngờ
- Tử vi ngày 16/10/2024: Tuổi Tỵ may mắn bất ngờ, tuổi Mùi cơ hội đầu tư
- Tử vi ngày 15/10/2024: Tuổi Dậu vận may tài chính, tuổi Dần ý tưởng thú vị
- Tử vi ngày 14/10/2024: Tuổi Sửu mở rộng quan hệ, tuổi Tuất quý nhân hậu thuẫn
- Tử vi ngày 12/10/2024: Tuổi Mão phúc lộc dồi dào, tuổi Hợi tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 11/10/2024: Tuổi Tý đạt được mục tiêu, tuổi Thân tia sáng hy vọng