Các công ty Nhật gặp khó khăn khi lấy dầu thô của Venezuela
Tình hình trên khiến cho dầu Santa Barbara thường không đủ nên các công ty thương mại Nhật Bản, gồm có Itochu, Marubeni, Mitsubishi và Mitsui, phải tiếp tục chờ đợi thêm.
Các công ty thương mại Nhật Bản có quyền lấy dầu thô và sản phẩm dầu của PDVSA theo các khoản vay của công ty này với liên ngân hàng do Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản đứng đầu.
Mitsui và Marubeni là các công ty đầu tiên ký hợp đồng cho vay đổi dầu trị giá 1,89 tỉ USD trong năm 2007, tiếp theo là Itochu và Mitsubishi với số tiền 675 triệu USD vào năm 2011. Các giao dịch có thời hạn 15 năm này đã giúp Nhật Bản đa dạng hóa nguồn cung.
Nhật Bản đã không nhập khẩu dầu của Venezuela trong năm nay, lần cuối cùng họ nhập khẩu 1,03 triệu thùng dầu thô Santa Barbara là vào tháng 4/2017, trên tổng số 2,99 triệu thùng nhập khẩu trong năm 2017.
Nhập khẩu dầu thô của Nhật Bản từ Mỹ Latinh chiếm 2,7% trong tổng 3,23 triệu thùng nhập khẩu mỗi ngày vào năm 2017.
Hôm 4/6, đại diện PDVSA đã nói với 8 khách hàng nước ngoài - gồm Nynas, Tipco, Chevron, CNPC, Reliance, ConocoPhillips, Valero và Lukoil - rằng họ không thể đáp ứng đầy đủ các cam kết cung cấp dầu thô 1,495 triệu thùng/ngày vào tháng Sáu trong khi chỉ có 694.000 thùng/ngày dành cho xuất khẩu.
Trung tâm Đào tạo và Thông tin Dầu khí (CPTI) - Viện Dầu khí Việt Nam
-
EVN đề xuất triển khai thí điểm giá điện hai thành phần
-
Luật Điện lực mới và vấn đề cấp bách triển khai thực hiện cải cách thị trường điện
-
Gỡ vướng mắc các dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu
-
Mô hình tối ưu hóa thị trường điện Bắc Âu
-
Đóng điện Trạm biến áp 220kV Duyên Hải và đấu nối: Đáp ứng nhu cầu điện cho tỉnh Trà Vinh