Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Các công ty dầu mỏ Mỹ bị “báo hại” bởi lệnh trừng phạt chống Venezuela

18:56 | 12/02/2019

513 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Các nhà lọc dầu của Mỹ đang chi hàng tỷ đô la để mua các loại dầu thô nặng, và các biện pháp trừng phạt mà Tổng thống Trump áp đặt đối với Venezuela khiến họ vội vàng tìm kiếm các nhà cung cấp khác.  

Nhưng, trên thị trường quốc tế chỉ đơn giản không có đủ nguyên liệu thô: OPEC cắt giảm sản lượng dầu, và thị trường dầu thô thế giới có thể lâm vào tình trạng thiếu hụt. Theo các nhà phân tích, kết quả là các công ty dầu mỏ lớn nhất của Mỹ sẽ bị thiệt hại nhiều nhất do các lệnh trừng phạt.

Ngay vào tháng 1/2019, các công ty dầu mỏ Mỹ đã yêu cầu Tổng thống Trump không hạn chế nhập khẩu dầu thô từ Venezuela. Ấn Độ, Nga và Trung Quốc sẽ tiếp tục mua nguyên liệu thô của Venezuela, và lệnh cấm đơn phương sẽ gây bất lợi cho các nhà lọc dầu Mỹ, họ giải thích.

cac cong ty dau mo my bi bao hai boi lenh trung phat chong venezuela
Khai thác dầu nặng ở Venezuela

Nhưng, chính quyền Mỹ đã tuyên bố rằng, các biện pháp trừng phạt là không thể tránh khỏi, và khuyến nghị các nhà lọc dầu nên tìm kiếm các nguồn khác cung cấp dầu thô nặng.

Vấn đề là ở chỗ: công nghệ lọc dầu tại các nhà máy của Mỹ không cho phép chỉ sử dụng loại dầu thô nhẹ đến từ khu vực Perm và Tây Texas. Dầu thô nhẹ phải được trộn với dầu thô nặng được nhập khẩu chủ yếu từ Venezuela.

Các nhà sản xuất trước đây đã đầu tư hàng tỷ đô la để kiếm lợi từ việc chế biến nguyên liệu thô chất lượng thấp giá rẻ, còn hiện nay họ phải chi hàng tỷ đô la để mua loại nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao. Điều đó phục vụ lợi ích của các thành viên OPEC như Iraq và Arập Saudi: ở các nước này không có nhiều dầu thô nhẹ với hàm lượng lưu huỳnh thấp, nhưng, không có vấn đề gì với các loại dầu thô nặng.

Các nhà phân tích cảnh báo: cuộc khủng hoảng ở Venezuela cùng với quyết định của OPEC cắt giảm sản lượng dầu sẽ làm tăng sự mất cân bằng trên thị trường. Venezuela xuất khẩu một trong những loại dầu nặng nhất thế giới, và lệnh trừng phạt đã chặn kênh này. Các công ty lọc dầu thiếu hụt nguồn cung cần phải khẩn trương tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế.

Tuy nhiên, cuộc tìm kiếm của họ không nhất thiết dẫn đến thành công. Hồi năm ngoái, Mexico đã tăng cường cung cấp dầu thô cho các tiểu bang phía đông của Mỹ, vượt trước Venezuela. Dầu thô từ Ecuador và Colombia đang được gửi đến các tiểu bang trên bờ biển phía tây. Bây giờ các nhà lọc dầu phải cạnh tranh với nhau để giành nguyên liệu thô.

Những nhà đầu tư thừa nhận: họ không có đủ dầu thô và không có gì để thay thế nguồn cung cấp dầu mỏ từ Venezuela.

Gary Simmons, phó chủ tịch cấp cao của Valero Energy Corp, tập đoàn dầu mỏ lớn nhất của Mỹ, đã thông báo với các nhà đầu tư rằng, hiện có những lỗ hổng đáng kể trong kế hoạch cho tháng tới.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, tất cả điều này là kết quả của những hành động do Nhà Trắng thực hiện. Arập Saudi, Nga và Canada đang cắt giảm sản lượng dầu, Iran và Venezuela buộc phải hạn chế xuất khẩu do các lệnh trừng phạt, và thị trường dầu thô chất lượng thấp đang đứng bên bờ vực của cuộc khủng hoảng.

“Tình hình trên thị trường dầu thô là rất căng thẳng do sự thiếu hụt trầm trọng của dầu thô có hàm lượng lưu huỳnh cao", chuyên gia Amrita Sen của Hãng tư vấn Energy Aspects nhận xét.

Các nhà máy lọc dầu ở Vịnh Mexico và trên Bờ Đông được thiết kế để chế biến dầu thô nặng đã lâm vào tình huống khó khăn nhất.

Các nhà phân tích của công ty tư vấn năng lượng Rystad Energy (Na Uy) cho biết: "Venezuela là một đối tác rất quan trọng trên thị trường dầu mỏ-ở đây nói không chỉ về khối lượng, mà còn về chất lượng dầu thô được cung cấp cho các công ty Mỹ. Các nhà máy lọc dầu trên bờ biển Vịnh Mexico sẽ bị thiệt hại nhiều nhất do các lệnh trừng phạt".

Những người chịu thiệt hại lớn nhất là những công ty dầu mỏ Hoa Kỳ. Ở đây trước hết nói về Citgo Petroleum tại Houston-một chi nhánh của PDVSA Venezuela quản lý các nhà máy lọc dầu, đường ống và nhà kho.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Citgo là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất từ Venezuela (năm ngoái Citgo đã nhập khẩu 176 nghìn thùng mỗi ngày). Valero Energy đứng thứ hai (166 nghìn thùng mỗi ngày) và Chevron Corp-chiếm vị trí thứ ba (83 nghìn thùng mỗi ngày).

Theo Bloomberg, sự thiếu hụt dầu thô của Venezuela đã dẫn đến việc giá nguyên liệu tăng mạnh trong khu vực. Vào cuối tháng 1/2019, giá dầu thô Mars Blend đã tăng lên mức cao nhất trong 5 năm qua, trong khi đó lợi nhuận của các nhà máy chế biến dầu thô Mexico đã giảm xuống mức tối thiểu trong 4 năm qua.

Nếu các nhà lọc dầu Mỹ không tìm được sự thay thế hợp lý cho nguyên liệu thô từ Venezuela, họ sẽ phải giảm đáng kể khối lượng sản xuất. Và điều này đến lượt nó sẽ dẫn đến việc giá xăng dầu tăng, kết quả là sẽ làm giảm tỷ lệ ủng hộ đối với ông Trump.

cac cong ty dau mo my bi bao hai boi lenh trung phat chong venezuelaTổng thống Venezuela nhờ cậy OPEC chống Mỹ
cac cong ty dau mo my bi bao hai boi lenh trung phat chong venezuelaAi đang giúp Tổng thống Maduro?
cac cong ty dau mo my bi bao hai boi lenh trung phat chong venezuelaNgành dầu mỏ Venezuela ra sao khi bị Mỹ cấm vận?

S.Phương

AFP