Các công ty dầu khí Ấn Độ huy động hàng tỷ USD chuyển đổi năng lượng
Chính phủ Ấn Độ có kế hoạch bơm hàng tỷ USD vào Bharat Petroleum và các công ty cùng ngành thuộc sở hữu nhà nước như Indian Oil Corp. và Hindustan Petroleum Corp. Ltd. để giúp tài trợ cho các dự án chuyển đổi năng lượng của họ.
Ba nhà máy lọc dầu kể trên có kế hoạch đầu tư từ 3,5 - 4 nghìn tỷ rupee để đạt được mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2040.
Chính phủ quốc gia Nam Á đã cam kết đầu tư 350 tỷ rupee (4,3 tỷ USD) vào các dự án năng lượng sạch trong năm 2023. Bharat Petroleum là nhà máy lọc dầu lớn thứ ba của Ấn Độ và là nhà bán lẻ nhiên liệu lớn thứ hai với 21% thị phần.
Được biết, khu vực tư nhân của Ấn Độ cũng đang đầu tư mạnh vào các dự án năng lượng sạch.
Tuần trước, một nhóm liên doanh được hỗ trợ bởi công ty năng lượng mặt trời lớn thứ hai của Ấn Độ, Vikram Solar, thông báo sẽ đầu tư tới 1,5 tỷ USD vào chuỗi cung ứng năng lượng mặt trời của Mỹ, với khoản đầu tư đầu tiên sẽ là một nhà máy ở Colorado vào năm tới, theo một nguồn tin độc quyền của Reuters.
Cơ sở Colorado trị giá 250 triệu USD sẽ có khả năng sản xuất 2 gigawatt (GW) cho những năm vận hành ban đầu và tăng gấp đôi công suất theo thời gian. Ngoài ra, dự án cũng giúp tạo ra hơn 900 việc làm.
VSK Energy LLC mới được thành lập sẽ tận dụng bí quyết sản xuất năng lượng mặt trời mở rộng của Ấn Độ trong nỗ lực thúc đẩy Mỹ xây dựng lĩnh vực sản xuất năng lượng sạch có thể cạnh tranh với Trung Quốc. Vikram Solar Limited là một trong những nhà sản xuất module năng lượng mặt trời lớn nhất ở Ấn Độ với công suất sản xuất module 3,5 GW hàng năm.
"Thật là một điều tuyệt vời đối với chúng tôi khi đưa một công ty Ấn Độ đến bàn đàm phán ở đây. Bạn đã thấy một số công ty Ấn Độ tham gia vào không gian sản xuất và hoạt động khá tốt, và Vikram là người giỏi nhất trong số họ", Sriram Das, nhà quản lý tại Das & Co cũng là chủ tịch của liên doanh nói với Reuters.
Bình An
-
Bài 2: Cần xây dựng khung pháp lý mạnh mẽ, rõ ràng và vững chắc cho phát triển điện gió ngoài khơi
-
Bài 1: Việt Nam có thể trở thành trung tâm chuỗi cung ứng cho điện gió ngoài khơi tại châu Á - Thái Bình Dương
-
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam
-
Emirates sử dụng 37% năng lượng sạch để vận hành trung tâm kỹ thuật
-
Tạo cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi