Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

BP bắt đầu khai thác dự án khổng lồ Shah Deniz 2 tại Azerbaijan

15:33 | 03/07/2018

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tập đoàn BP của Anh hôm 2/7 đã công bố việc khai thác dự án khổng lồ Shah Deniz 2 ở Azerbaijan, với khoản đầu tư trị giá 28 tỷ đôla. Đây là một phần trong chiến lược của châu Âu nhằm giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.  
bp bat dau khai thac du an khong lo shah deniz 2 tai azerbaijan
Khai thác ở mỏ khí Shah Deniz

Việc khởi động dự án này là một mắt xích quan trọng trong những nỗ lực lâu dài của Liên minh châu Âu, với rất ít thành công cho tới thời điểm này, để đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng trong bối cảnh quan hệ rất suy thoái với Nga. Nhưng các nhà phân tích cảnh báo: dự án này cũng sẽ không thay đổi được cục diện về nhu cầu khí đốt của châu Âu với Nga, vốn đã tăng đều đặn trong những năm gần đây thông qua với các đường ống dẫn dầu khí mới từ Nga sang châu Âu.

Việc đưa vào hoạt động Shah Deniz 2 được đánh dấu bằng việc cung cấp lô khí đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ, BP cho biết trong một tuyên bố. Đây là "dự án khai thác đầu tiên ở biển Caspi và cũng là cơ sở dầu khí ngầm lớn nhất thế giới do BP khai thác”, tập đoàn Anh cho biết, và thêm nói rằng ngân sách và thời hạn thi công đã được đảm bảo.

Shah Deniz 2 có thể vận chuyển lên đến 16 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, theo BP.

Nằm ở Biển Caspian ngoài khơi Azerbaijan, mỏ khí Shah Deniz khổng lồ, được phát hiện vào năm 1999, có thể chứa khoảng 1.000 tỷ mét khối khí trên diện tích 860 km vuông, theo BP.

Giai đoạn đầu tiên của dự án, Shah Deniz 1, bắt đầu sản xuất vào năm 2006 và hiện đang cung cấp khí đốt cho Azerbaijan, Grudia và Thổ Nhĩ Kỳ. Tổ hợp phụ trách dự án này bao gồm BP (28,8%), là nhà điều hành chính, cùng TPAO (19%) Petronas (15,5%) và các công ty khác bao gồm cả Loukoïl của Nga.

Giai đoạn thứ hai của dự án khổng lồ này là mắt xích đầu tiên trong Hành lang khí phía Nam, một tổ hợp gồm ba đường ống dẫn khí đốt, cho phép người châu Âu lấy nguồn cung cấp khí đốt của họ qua Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Albania và Biển Adriatic để giảm chi phí và giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào năm 2020 và sẽ bao gồm 3.500 km đường ống để cung cấp 10 tỷ mét khối khí đốt hàng năm cho châu Âu và 6 tỷ cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Vào cuối tháng 5/2018, Azerbaijan đã khánh thành một đường ống dẫn khí của hành lang này, mở van tại trạm Sangacal, cách thủ đô Baku khoảng 50 km, đoạn đường ống nối tới Thổ Nhĩ Kỳ.

Dự án Shah Deniz 2 "sẽ cho phép châu Âu nhận được 10 tỷ m 3 khí đốt từ mỏ này, nhưng chỉ tương đương 2% nhu cầu của châu Âu", Thierry Bros, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, châu Âu.

Bất chấp ý định của Liên minh châu Âu nhằm giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, mức tiêu thụ của châu Âu tiếp tục tăng lên từng năm, thị phần của khí đốt Nga trong năm 2017 chiếm 35% tại EU.

Người khổng lồ Nga Gazprom thậm chí còn hy vọng một kỷ lục mới về xuất khẩu sang châu Âu vào năm 2018, hy vọng sẽ vượt qua lần đầu tiên 200 tỷ mét khối. Và các dự án đường ống dẫn khí TurkStream và Nord Stream 2, bỏ qua Ukraine, có thể củng cố thêm sự phụ thuộc này.

Theo Alexei Belogoriev, một chuyên gia tại Viện Năng lượng và Tài chính Moscow, dự án hành lang khí từ phía nam là không đủ để thay đổi tình hình.

Nh.Thạch

AFP