Bộ Tài nguyên & Môi trường và BIDV ký kết MOU thúc đẩy phát triển tài chính xanh bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Phát biểu tại lễ ký, ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ TNMT nhấn mạnh: Hợp tác giữa Bộ TNMT và BIDV trong các lĩnh vực tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu sẽ thúc đẩy việc hình thành và phát triển trái phiếu xanh, tín dụng xanh; phát triển thị trường các-bon; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng các-bon thấp; các hoạt động truyền thông, tăng cường năng lực trong quản lý đất đai, môi trường, tài nguyên khoáng sản…
Đại diện Lãnh đạo Bộ Tài nguyên & Môi trường và BIDV ký kết Bản ghi nhớ hợp tác |
Bản Ghi nhớ hợp tác giữa Bộ TNMT và BIDV nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, thu hút các dòng vốn đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi mô hình kinh tế các-bon thấp và các dự án chuyển đổi năng lượng vì sự phát triển bền vững của đất nước; đồng thời tăng cường vai trò hệ thống tài chính - ngân hàng trong việc thu hút, khuyến khích và hỗ trợ các thành phần kinh tế trong nước tham gia triển khai các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triểnkinh doanh theo hướng bền vững.
Thông qua Bản Ghi nhớ, Bộ TNMT cũng sẽ hỗ trợ BIDV tăng cường năng lực thẩm định rủi ro môi trường, xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro môi trường đối với các dự án, là điều kiện tiên quyết để phát triển các sản phẩm tài chính bền vững theo thông lệ quốc tế và phù hợp với thị trường Việt Nam.
Ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV chia sẻ: “BIDV là Ngân hàng thương mại Nhà nước luôn theo đuổi chiến lược phát triển bền vững với trách nhiệm xã hội cao. BIDV đang tích cực thực hiện các kế hoạch chuyển đổi quan trọng cho chính BIDV và cho khách hàng, để cùng xây dựng một tương lai bền vững. Bản Ghi nhớ hợp tác giữa Bộ TNMT và BIDV sẽ phát đi những tín hiệu tích cực về cơ hội đồng hành, liên kết giữa các cơ quan quản lý, ngân hàng thương mại và cộng đồng doanh nghiệp trong thiết lập định hướng phát triển của thị trường, xây dựng các giải pháp và hành động để đảm bảo các vấn đề về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ là những ưu tiên chiến lược trong các lĩnh vực kinh doanh, tài chính và ngân hàng, góp phần thực hiện có hiệu quả chiến lược xanh ở Việt Nam cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết”.
Biến đổi khí hậu hiện được coi là thách thức nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển, dễ bị tổn thương và chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu như Việt Nam. Tại Hội nghị COP26 tháng 11/2021 tổ chức ở Vương quốc Anh, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 cùng với việc tham gia nhiều sáng kiến, đã thể hiện quyết tâm và trách nhiệm của Việt Nam cùng với cộng đồng quốc tế trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Việc triển khai thực hiện kịp thời các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 sẽ mang lại lợi ích lớn và lâu dài cho sự phát triển bền vững của đất nước, tuy nhiên cũng đòi hỏi huy động nguồn lực tài chính lớn từ xã hộicùng vớisự phối hợp triển khai hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, vai trò của hệ thống tài chính, ngân hàng cần được chú trọng như một đòn bẩy, xúc tác để phát triển các hành động, dự án vì khí hậu và giải quyết các thách thức về tính bền vững.
Về Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ TNMT quản lý 9 lĩnh vực: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thuỷ văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám. Hiện tại, Bộ TNMTđược Thủ tướng Chính phủ giao là Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). |
Về BIDV Thành lập năm 1957, BIDV là ngân hàng thương mại lớn hàng đầu về quy mô tổng tài sản. Tại thời điểmcuối năm 2021, BIDV có tổng tài sản đạt trên 1,76 triệu tỉ đồng, mạng lưới rộng khắp gồm hơn 1.100 chi nhánh và phòng giao dịch trong và ngoài nước, thiết lập quan hệ đối tác với hơn 2.300 định chế tài chính trên toàn cầu. Đến nay, BIDV đã đạt được những kết quả rất tích cực trong lĩnh vực tài trợ xanh, đặc biệt dẫn đầu thị trường về tài trợ năng lượng tái tạo với quy mô tín dụng hơn 1,7 tỷ USD vào cuối năm 2021, chiếm 36% dư nợ tín dụng cho năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Đồng thời, BIDV có kinh nghiệm và năng lực hàng đầu trong tiếp nhận và triển khai các dự án tín dụng quốc tế từ các định chế tài chính quốc tếtrong các chương trình, dự án vì mục tiêu bền vững. |
PV
-
Chuyên gia: 8WONDER giới thiệu đến thế giới một Việt Nam an toàn, phồn thịnh và hiện đại
-
Chuyên gia phân tích: Vingroup, VinFast đang tạo ra bước ngoặt chuyển đổi xanh cho cộng đồng doanh nghiệp Việt
-
Chủ xe VF 5 Plus: “Đây là chiếc xe hoàn hảo cho nhu cầu của cả gia đình”
-
Cơ hội nhận quà Lộc Phát khi mở tài khoản số đẹp của LPBank
-
Tiện ích khác biệt, Hanoi Melody Residences hấp dẫn khách ở thực