Biến đổi khí hậu có tác động lâu dài đến kinh tế của Mỹ
Nhiệt độ toàn cầu phá kỷ lục trong tháng 4 |
Pakistan nắng nóng kỷ lục, nhiệt độ vượt ngưỡng 52 độ C |
Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco, ở Thành phố Salt Lake, Utah. Ảnh Reuters |
“Những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng, trong một kịch bản nếu nỗ lực giảm lượng khí thải carbon chỉ ở quy mô nhỏ, thì sự gia tăng nhiệt độ cực cao trong tương lai sẽ làm giảm nguồn vốn 5,4% và mức tiêu thụ hằng năm 1,8% vào năm 2200”, Stephie Fried - nhà kinh tế cấp cao tại Fed San Francisco, và các đồng tác giả Gregory Casey và Matthew Gibson, cả hai đều là giáo sư tại Williams College.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng ước tính của các nhà khoa học về số ngày/năm làm việc ngoài trời mà bị stress nhiệt, ước tính sẽ tăng từ 22 ngày vào năm 2020 lên 80 ngày vào năm 2100.
Sau đó, họ dự đoán khả năng giảm năng suất lao động trong ngành xây dựng, lĩnh vực mà điều kiện làm việc không giống như hầu hết các lĩnh vực dịch vụ và sản xuất vì không có điều hòa để chống lại tác động của những ngày nắng nóng.
Các nhà kinh tế tập trung vào xây dựng vì nó chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng sản lượng kinh tế và đầu tư của Mỹ, so với các lĩnh vực khác như nông nghiệp hay khai thác mỏ, nơi người lao động cũng dễ bị ảnh hưởng bởi nắng nóng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng: “Việc giảm năng suất trong ngành xây dựng làm chậm quá trình tích lũy vốn, và do đó có tác động lâu dài đến kết quả kinh tế vĩ mô”.
Nếu tính đến một kịch bản ít có khả năng xảy ra hơn, trong đó số ngày nắng nóng cực độ tăng lên 125 ngày vào năm 2100, các nhà nghiên cứu nhận thấy hậu quả lớn hơn nhiều từ việc sụt giảm năng suất xây dựng, với tích lũy vốn dự kiến giảm 18% và tiêu dùng giảm 7% trong 2200.
Yến Anh
Reuters