Bệnh truyền nhiễm gia tăng ở trẻ em
Tưởng như ho gà đã trở thành bệnh “hiếm gặp” do công tác tiêm phòng thực hiện tốt vậy mà thời gian gần đây có dấu hiệu gia tăng. Chỉ riêng Bệnh viện Nhi T.Ư, từ đầu năm đến nay đã có 48 bệnh nhi mắc ho gà phải điều trị nội trú, tăng so với cùng kỳ năm ngoái 26 bệnh nhân.
Đây là bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có các dịch tiết từ niêm mạc mũi, họng bệnh nhân khi ho, hắt hơi. Bệnh có tính lây truyền rất cao nhất là đối với những người sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín lâu dài như hộ gia đình, trường học…
Bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương khám họng cho trẻ mùa lạnh
Cùng với ho gà, cũng trong thời gian qua có nhiều bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm phải điều trị như sởi 91 bệnh nhân (51 ca),12 bệnh nhân quai bị (3 ca). Còn tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, một tuần trở lại đây, trẻ em nhập viện điều trị bệnh viêm phổi và tiêu chảy gia tăng khi có tới 60% số trẻ nhập viện là do viêm phổi. Nguyên nhân được cho là do thời tiết trở lạnh.
Tại khu vực phía Nam, xuất hiện một số ca mắc thủy đậu phải nhập viện tại BV Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, TP Hồ Chí Minh. Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo, để phòng bệnh truyền nhiễm, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch, đặc biệt trong thời điểm mùa đông - xuân như hiện nay.
Riêng đối với bệnh ho gà, PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo, bên cạnh việc tiêm phòng, phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; Phải che miệng mỗi khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng sạch sẽ bằng cách xúc miệng nước muối. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đầy đủ ánh sáng. Khi có dấu hiệu ho gà phải nghỉ học, nghỉ làm, cách ly chỗ đông người và đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Nhận biết bệnh ho gà: Khởi đầu, bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Cơn ho gà rất đặc trưng, thể hiện trẻ ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn. Bệnh thường diễn biến nặng, dễ tử vong khi bị bội nhiễm, gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản-phổi, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi và trẻ suy dinh dưỡng. |
Tú Anh (tổng hợp)
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Các bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp
-
Sửa đổi quy định điều kiện công bố hết dịch COVID-19
-
Nhật Bản: Hạ mức độ của Covid-19 xuống ngang bệnh cúm
-
Người lao động làm việc trong điều kiện nguy hiểm, độc hại sẽ được bồi dưỡng bằng hiện vật
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 21/10/2024: Tuổi Sửu trải nghiệm mới mẻ, tuổi Hợi tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 20/10/2024: Tuổi Dần tính toán tài tình, tuổi Thân thận trọng lời nói
- Tử vi ngày 18/10/2024: Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Ngọ nắm bắt cơ hội
- Tử vi ngày 17/10/2024: Tuổi Tý công danh thăng tiến, tuổi Thìn rắc rối bất ngờ
- Tử vi ngày 16/10/2024: Tuổi Tỵ may mắn bất ngờ, tuổi Mùi cơ hội đầu tư
- Tử vi ngày 15/10/2024: Tuổi Dậu vận may tài chính, tuổi Dần ý tưởng thú vị
- Tử vi ngày 14/10/2024: Tuổi Sửu mở rộng quan hệ, tuổi Tuất quý nhân hậu thuẫn
- Tử vi ngày 12/10/2024: Tuổi Mão phúc lộc dồi dào, tuổi Hợi tinh thần lạc quan