Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Báo Mỹ tự tin Tổng thống Trump sẽ “bóp chết” kinh tế Iran

13:27 | 08/10/2018

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tờ Foreign Policy của Mỹ mới đây có bài phân tích cho rằng Tổng thống Trump sẽ đánh chìm thành công con tàu kinh tế Iran.  
bao my tu tin tong thong trump se bop chet kinh te iran
Tổng thống Iran Rohani và Tổng thống Mỹ Trump

Tháng 5/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran được ký năm 2015 và tái khởi động hàng loạt các biện pháp trừng phạt nhằm bóp nghẹt nền kinh tế của Iran. Tehran chỉ còn cách “đấu tới cùng” hoặc “đầu hàng”, tức là đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 với Mỹ. Những cho đến nay không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy Iran chọn phương án 2.

Theo Foreign Policy, dù các nước còn lại trong thỏa thuận hạt nhân với Iran gồm Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức muốn duy trì thỏa thuận và tiếp tục quan hệ kinh tế với Tehran, thì việc này vẫn khó có thể thực hiện vì những lý do dưới đây.

Thứ nhất, Tổng thống Trump tuyên bố rõ ràng sẽ trừng phạt bất kỳ ai làm ăn với Iran. Mục đích chính là bóp nghẹt nền kinh tế và chặn mọi nguồn thu nhập của Iran, chủ yếu là từ dầu mỏ. Ý đồ phản đối của châu Âu sẽ còn được thử thách trong thời gian tới, khi Mỹ áp dụng loạt trừng phạt thứ hai với Iran từ đầu tháng 11 tới.

Thứ hai, các tập đoàn lớn nước ngoài đã rời khỏi Iran, nhiều doanh nghiệp khác từ chối vận chuyển dầu của nước này do lo sợ bị cấm tham gia vào hệ thống tài chính Mỹ. Đối với phần lớn các đại tập đoàn này, bị cắt đứt khỏi thị trường Mỹ, nhất là hệ thống tài chính thế giới mà Mỹ thống trị, sẽ cầm chắc “cái chết” trong tay.

Theo đánh giá của chuyên gia Matthew Kroenig, Đại học Georgetown, “thoả thuận hạt nhân Iran đã bị chôn vùi ngay khi Mỹ thông báo sẽ rút. Châu Âu tự gây ảo tưởng nếu họ nghĩ có thể cứu vãn thỏa thuận này”. Nhưng dù sao Liên minh châu Âu vẫn có thể kéo dài thỏa thuận thêm một thời gian nữa thông qua việc trao đổi với Iran bằng hệ thống ngân hàng quốc tế Swift mà Tehran vẫn là thành viên từ năm 2015. Chừng nào còn là thành viên của hệ thống có 11.000 thành viên trên khắp thế giới, Iran vẫn có thể chuyển tiền ra nước ngoài. Tuy nhiên, trong quá khứ, Swift đã phải lùi bước trước sức ép của Washington, loại Iran ra khỏi hệ thống tài chính Mỹ trong khuôn khổ loạt trừng phạt do chính quyền Tổng thống Obama ban hành năm 2012.

Theo Foreign Policy, để ngăn cản hệ thống này, Chính quyền ông Trump sẽ phải trừng phạt châu Âu, nhưng chưa chắc Tổng thống Mỹ sẵn sàng đi xa đến như vậy. Hiện tại, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo mới chỉ lên án “hệ thống đặc biệt” trên chỉ giúp cho Iran “tài trợ khủng bố”.

Thứ ba, số nước thách thức các biện pháp trừng phạt Iran của Mỹ cũng bắt đầu giảm dần. Ví dụ như Ấn Độ, sau thời gian đầu kiên quyết tiếp tục mua dầu của Iran, nay dường như New Delhi đã ngừng nhập khẩu.

Và cuối cùng, ngoài sức ép từ Mỹ, Tổng thống Iran Rohani hiện còn phải đối mặt với nhiều vấn đề chính trị nghiêm trọng trong nước. Chương trình mở cửa của ông bị phe bảo thủ chỉ trích, ngay cả người dân, với hy vọng cải thiện cuộc sống từ 3 năm qua, cũng tỏ ra thất vọng.

Dựa vào những yếu tố trên, tờ Foreign Policy cho rằng Tổng thống Mỹ sẽ thắng. Nhưng tờ báo này cũng cảnh báo rằng một khi châu Âu thất bại trong việc duy trì thỏa thuận hạt nhân thì chắc chắn Iran sẽ rút khỏi thỏa thuận và khi đó văn bản này sẽ bị vô hiệu hóa. Điều này sẽ đẩy Tehran vào con đường phát triển vũ khí hạt nhân. So với thời điểm năm 2013 khi các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân được bắt đầu, Iran hiện đang hùng mạnh hơn rất nhiều, cả về tiềm lực kinh tế lẫn công nghệ hạt nhân.

Như vậy, Tổng thống Mỹ có thể thắng Iran nhưng lại đẩy thế giới vào một mối bất an lớn hơn.

bao my tu tin tong thong trump se bop chet kinh te iranNga làm rõ vai trò của quân đội Iran tại Syria
bao my tu tin tong thong trump se bop chet kinh te iranNga tiết lộ cách giúp Iran né trừng phạt của Mỹ

Th.Long

AFP