Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Bao giờ được đảm bảo an toàn đường dây 500kV?

07:00 | 23/06/2013

1,258 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Tháng 5, khi ngành điện đang nỗ lực đảm bảo cung cấp đủ điện cho mùa nắng nóng thì một sự cố bất khả kháng vào lúc 14 giờ 19 phút ngày 22/5/2013, một xe cẩu chở cây dầu cao hơn 10m đã chạm vào đường dây điện siêu cao áp 500kV, gây mất điện tại 22 tỉnh, thành phố phía nam. Các ban, ngành hữu quan đồng thời tiến hành phân tích, tìm nguyên nhân… mới phát hiện là hành lang bảo vệ an toàn các công trình lưới điện cao áp, đặc biệt là công trình đường dây 500kV đang bị xâm phạm một cách nghiêm trọng.

Ngược dòng thời gian…

Năm 1986, bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới, kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích cực. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã có mức tăng trưởng đáng kể. Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng GDP đã có dấu hiệu khởi sắc. Nhu cầu tiêu thụ điện năng cũng bắt đầu gia tăng.

Trong giai đoạn 1991-1994, khu vực phía nam chỉ có Nhà máy Nhiệt điện Bà Rịa (công suất 230MW) được đưa vào vận hành, nên thiếu điện trầm trọng. Trong khi đó, tại phía bắc, các nhà máy nhiệt điện than như Uông Bí, Ninh Bình, Phả Lại, cùng với các tổ máy của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình lần lượt được đưa vào vận hành, miền Bắc bắt đầu có sự dư thừa điện năng. Để giải quyết một cách hiệu quả nguồn năng lượng điện phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, sau khi cân nhắc kỹ các yếu tố chính trị, kinh tế, kỹ thuật, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã thống nhất chủ trương xây dựng hệ thống truyền tải điện siêu cao áp Bắc - Nam 500kV.

Đường dây 500kV Bắc - Nam dài 1.487km với 3.437 cột tháp sắt, từ Hòa Bình đến Phú Lâm (TP Hồ Chí Minh), được khởi công xây dựng ngày 5/4/1992. Đường dây đi qua 17 tỉnh, thành phố, 8 lần vượt sông lớn và 17 lần vượt quốc lộ. Trong đó, qua vùng đồng bằng 297km (20%), trung du - cao nguyên 669km (45%), núi cao, rừng rậm 521km (chiếm 35%). Đây là công trình điện có quy mô lớn nhất từ trước đến nay do cán bộ, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công. Công trình được khánh thành vào tháng 5/1994, đưa điện từ miền Bắc vào miền Trung và miền Nam, góp phần quan trọng  vào việc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Để đảm bảo độ tin cậy của công trình, phần thiết kế đã được nhiều cơ quan trong nước nghiên cứu phản biện như, Viện Năng lượng, Đại học Bách khoa Hà Nội và các nhà khoa học độc lập. Công trình còn được nhiều tổ chức nước ngoài hỗ trợ kỹ thuật và kiểm chứng như: Viện Thiết kế Lưới (Ucraina), Viện Thiết kế Lưới Saint Peterburg (Nga), Công ty Nippon Koei (Nhật Bản), Công ty Hydro Quebec (Canada) hỗ trợ tính toán ổn định, Công ty Tractebel (Bỉ) hỗ trợ đào tạo thí nghiệm; Công ty PPI và Công ty SECVI (Australia) hỗ trợ tư vấn giám sát, đào tạo quản lý vận hành, an toàn...

Tuy nhiên, sau sự cố nghiêm trọng xảy ra ngày 22/5 vừa qua, có một số ý kiến nghi ngờ về sự an toàn của đường dây 500kV. Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Viết Ngãi - nguyên Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam), Chủ tịch Hội Năng lượng Việt Nam đã khẳng định, ngành Điện đảm bảo tiêu chuẩn an toàn của đường dây về độ cao, độ võng, kết cấu dây… Xe cẩu va vào đường dây 500kV làm mất liên kết hệ thống điện 500kV Bắc - Nam, các nhà máy điện đều có thiết kế an toàn, nên khi có sự cố, các thiết bị bảo vệ đường dây tải điện 500kV đều làm việc tốt, nếu không thiệt hại còn lớn hơn nhiều”.

Nhìn ra thế giới, nhiều nước có trình độ phát triển hơn chúng ta nhiều nhưng vẫn bị những sự cố về điện. Năm 2009 có 50 triệu người dân Brazil sống trong bóng tối khi sét đánh trúng đường dây điện cao thế. Một khóm cây mọc quá cao chạm phải đường dây cao thế tại phía nam bang Ohio, gây mất điện lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, làm thiệt hại ước tính đến 6 tỉ USD vào năm 2003. Còn nhiều quốc gia châu Âu vẫn còn nhớ tối thứ Bảy, ngày 4/11/2006, được gọi là “Góc tối châu Âu” khi nhiều quốc gia như Italia, Đức, Pháp… bị mất điện, nguyên nhân do trời đột ngột trở lạnh ở Đức. Còn mới đây nhất, Thái Lan -  quốc gia cùng khu vực với chúng ta, 14 tỉnh, thành phía nam cũng bị mất điện, nguyên nhân là do sét đánh vào một cột điện cao thế 500kV. Rõ ràng, sự cố mất điện vừa qua là bất khả kháng và hy hữu. Điều quan trọng nhất là ngành điện và các địa phương, ban, ngành liên quan phải nhìn lại vấn đề và nghiêm túc rút kinh nghiệm để sự cố đáng tiếc như vậy không xảy ra nữa.

Đến vấn đề an ninh quốc phòng

Trong thực tế, một công trình trải dài đất nước, giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, với vị thế là xương sống không chỉ trong ngành điện mà là nền tảng của nền kinh tế Việt Nam, mà vẫn chưa được xếp vào danh mục các công trình trọng điểm an ninh quốc gia thì chắc chắn có thiếu sót của nhà quản lý.

Trong cuộc phỏng vấn gần đây, ông Trần Quốc Lẫm - Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia chia sẻ, hệ thống điện siêu cao áp 500kV Bắc - Nam là công trình đặc biệt quan trọng, cần phải bảo vệ nghiêm ngặt của nhiều cơ quan chức năng như: công an, quân đội và chính quyền địa phương các cấp… ngành điện đã có kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương, đề nghị sớm phê duyệt đưa hệ thống đường dây truyền tải điện 500kV vào danh mục các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia để được toàn dân cùng bảo vệ”.

Về mặt pháp lý, Nghị định 126/2008/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia phải có các tiêu chí như: Công trình quốc phòng, an ninh quan trọng nếu để xảy ra sự cố hoặc bị phá hoại sẽ làm suy yếu khả năng phòng thủ bảo vệ Tổ quốc hoặc trực tiếp tác động đến sự tồn tại của chế độ; Công trình văn hóa, thông tin - truyền thông nếu bị phá hoại hoặc bị lợi dụng làm phương tiện thông tin, tuyên truyền chống lại chính quyền Nhà nước sẽ trực tiếp tác động đến tư tưởng người dân, đến sự tồn tại của chế độ; Công trình có sử dụng công nghệ hạt nhân, công trình đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, giao thông, đê điều, điện lực, thủy lợi, xây dựng nếu để xảy ra sự cố hoặc bị phá hoại sẽ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc dân, gây thảm họa đối với đời sống con người, môi trường sinh thái… Xét theo nội dung của Nghị định thì hệ thống đường dây tải điện siêu cao áp 500kV Bắc - Nam xứng đáng được đưa vao danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Trong khi chờ Chính phủ phê duyệt, thì mỗi công dân Việt Nam cần nâng cao ý thức bảo vệ các công trình điện quốc gia. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng sớm nghiên cứu, thu xếp nguồn vốn, triển khai xây dựng mạch 3, đường dây truyền tải điện siêu cao áp 500kV mới mong giải quyết cơ bản những sự cố tương tự xảy ra cuối tháng 5 vừa qua. Đường dây 500kV không chỉ của ngành điện, cũng không chỉ là của các địa phương nó đi qua, mà của cả nước, của từng người dân. Chúng ta có điện để sản xuất và phục vụ sinh hoạt hàng ngày không phải là chuyện đương nhiên, không phải cứ trả tiền là phải được phục vụ mà mỗi người phải có trách nhiệm với chính những gì mình đang được thụ hưởng.

Đường dây 500kV Bắc - Nam dài 1.487km với 3.437 cột tháp sắt, từ Hòa Bình đến Phú Lâm (TP Hồ Chí Minh), được khởi công xây dựng ngày 5/4/1992.

Đường dây đi qua 17 tỉnh, thành phố, 8 lần vượt sông lớn và 17 lần vượt quốc lộ. Trong đó, qua vùng đồng bằng 297km (20%), trung du - cao nguyên 669km (45%), núi cao, rừng rậm 521km (chiếm 35%).

Đây là công trình điện có quy mô lớn nhất từ trước đến nay do cán bộ, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công.

Công trình được khánh thành vào tháng 5/1994, đưa điện từ miền Bắc vào miền Trung và miền Nam, góp phần quan trọng  vào việc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Đến nay, công trình vẫn chưa được đưa vào danh mục trọng điểm an ninh quốc gia.


Bùi Tiến