Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Báo động về đệ tử Lưu Linh gây TNGT

08:43 | 22/11/2011

486 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tại Việt Nam hiện nay, 60% bạo lực gia đình xuất phát từ say rượu, ngộ độc rượu chiếm gần 22% các loại ngộ độc; 7% bệnh nhân tâm thần xuất phát từ rượu; 40% các vụ tai nạn giao thông có liên quan đến rượu bia; ngoài ra còn nhiều hậu quả khôn lường từ uống rượu bia…

Lái thì không uống – uống thì không lái

Tai nạn giao thông do người điều khiển phương tiện uống rượu, bia đang là một vấn đề xã hội nghiêm trọng, đây là một trong những vấn đề được Chính phủ ưu tiên giải quyết trong thời gian tới. Tại Việt Nam, 60% số vụ bạo lực gia đình xuất phát từ say rượu, ngộ độc rượu chiếm gần 22% các loại ngộ độc; 7% bệnh nhân tâm thần xuất phát từ rượu; 40% các vụ tai nạn giao thông có liên quan đến rượu bia; ngoài ra còn nhiều hậu quả khôn lường từ uống rượu bia… Đó là con số giật mình vừa được các cơ quan chức năng nghiên cứu và công bố.

Cũng về vấn nạn rượu, bia và ATGT, ông Lê Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, kiêm Ủy viên Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết: “Các biện pháp tuyên truyền hiện nay về việc phòng chống uống rượu bia mang tính chung chung, thiếu nhất quán. Nên dẫn đến một số nhà quản lý có suy nghĩ rằng việc uống rượu, bia là do ý thức của từng người. Đó là một suy nghĩ nguy hiểm, dẫn đến nhận thức không đầy đủ về tác hại cũng như các biện pháp quản lý việc sản xuất cũng như sử dụng rượu bia”.

"Zô tới bến" tại quán nhậu

Theo Thứ trưởng Hùng, hàng năm, ngân sách nhà nước và chi phí của nhân dân cho việc khắc phục hậu quả do lạm dụng rượu, bia là một khoản tiền không nhỏ, thậm chí vượt xa kinh phí đóng góp từ ngành đồ uống có cồn.

Dẫn chứng từ những con số báo động về tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia. Ông Graham Harrison, Quyền trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho rằng: Uống rượu bia và điều khiển phương tiện giao thông là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây TNGT tại Việt Nam. Một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ tử vong do TNGT mà lái xe có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép là 34%.

Theo ông Nguyễn Văn Tiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, tình hình sản xuất rượu bia ở Việt Nam ngày càng tăng, ước tính 15%/năm; gần 500 cơ sở sản xuất bia (chủ yếu là nhỏ lẻ). Sản lượng bia chiếm 2,5 tỉ lít/năm, dự kiến có thể tăng lên 4 tỉ lít vào năm 2015. Ông Tiên cho biết: Năm 2006, tỉ lệ bình quân uống bia là 18 lít/người. Đến năm 2010, đã tăng nhanh lên 29 lít/người.

Còn ông Thân Văn Thanh, Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng: Tai nạn giao thông do người điều khiển phương tiện uống rượu bia là có thể phòng tránh được. Hãy bắt đầu từ mỗi chúng ta, khi đã uống rượu, bia thì không lái xe. Đã lái xe – Không uống rượu, bia!

Theo nghiên cứu của Ủy ban ATGT Quốc gia thì tại Việt Nam, độ tuổi trung bình của người dân bắt đầu uống rượu là 24, khoảng 15% dân số thường xuyên uống rượu (khoảng 10,2% nam uống rất nhiều, 5,7% nghiện nặng).

“Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, trong thời gian qua có khoảng 40% các vụ tai nạn giao thông, trong đó khoảng 11% số vụ có người tử vong, liên quan đến rượu, bia khi tham gia giao thông. Đã đến lúc chúng ta phải hành động quyết liệt. Chúng tôi tin tưởng rằng, với sự chỉ đạo chặt chẽ của Chính phủ, các bộ, ngành, sự đồng thuận của toàn xã hội và sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế, những giải pháp nhằm phòng chống, kiểm soát người điều khiển phương tiện giao thông uống rượu, bia theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết 88/NQ-CP ngày 24/8/2011, sẽ được thực thi hiệu quả” – Thứ trưởng Hùng khẳng định.

Ma men lái xe có thể phạt tù giam?

Từ kinh nghiệm nhiều nước như Anh, Pháp xử phạt rất nặng hành vi uống rượu bia khi lái xe, Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ – Đường sắt (Bộ Công an) cho biết: Năm 2010 lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý hơn 29.700 trường hợp lái xe vi phạm về nộng độ cồn. Trong 6 tháng đầu năm 2011, lực lượng Cảnh sát giao thông đã xử lý hơn 24.600 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn. Riêng tháng 9/2011, hưởng ứng tháng An toàn giao thông quốc gia 2011, Cảnh sát giao thông đã xử lý tới 12.100 trường hợp lái xe vi phạm về nồng độ cồn.

Hậu quả khôn lường

Theo ông Tuấn, hiện nay vi phạm vẫn còn rất nhiều, vì môt nguyên nhân quan trọng là chế tài vẫn chưa đủ mạnh, vẫn chỉ là phạt hành chính nên chưa thực sự có tính răn đe, giáo dục đối với lái xe. Cần có văn bản quy định vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện là vi phạm pháp luật hình sự, vì gây nguy hiểm cho xã hội, xâm hại trực tiếp đến tính mạng, tài sản hợp pháp của công dân.

Theo ông Đặng Thanh Sơn, Giám đốc Trung tâm Lý lịch Tư pháp Quốc gia (Bộ Tư pháp) cho rằng: “Cần tăng chế tài xử phạt hành chính, tước giấy phép lái xe, giữ phương tiện theo hướng nghiêm khắc hơn, chú ý áp dụng đồng bộ chế tài phạt chính, bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả”.

Theo thống kê chi phí của xã hội chi trả cho những tác hại do rượu, bia gây ra lớn gấp hai lần đóng góp của ngành đồ uống có cồn cho ngân sách Nhà nước. Do vậy, cần tăng thuế rượu, bia và cấm quảng cáo tài trợ dưới mọi hình thức, tiến tới xây dựng Luật phòng chống lạm dụng rượu, bia.

Ông Nguyễn Trọng Thái, Phó chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng: Rượu, bia là nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn bởi người lái xe thường phản ứng chậm, buồn ngủ, thiếu tập trung. Người này có thể phóng nhanh, vượt ẩu, lấn đường rất dễ gây tai nạn…

Minh Nguyễn