Bài toán giảm tổn thất điện năng ở EVNNPC
Ảnh minh họa. |
Giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Hải Phòng | |
Chống trộm điện để giảm tổn thất điện năng | |
Chống tổn thất điện năng cần bắt đầu từ đâu? |
Thách thức lớn
Theo EVNNPC, mặc dù Tổng Công ty đã tập trung chỉ đạo quyết liệt trong công tác giảm TTĐN, các Công ty Điện lực rất cố gắng và nỗ lực, 6 tháng đầu năm tổn thất điện năng Tổng công ty tuy có giảm nhưng chưa sâu và còn cao hơn so với kế hoạch được giao. Lý giải tình trạng này, Ban Kinh doanh điện năng Tổng Công ty cho biết: Nguyên do tỷ lệ tổn thất của Tổng Công ty trong các tháng đầu năm chưa đạt kế hoạch đề ra có nhiều lý do.
Thứ nhất, trong 6 tháng đã tiếp nhận xong 65 xã, 178 cụm, trong đó 16 xã ngoài dự án, 49 xã thuộc dự án lưới điện nông thôn với khối lượng 1.918 km đường dây hạ áp, 114.524 công tơ 1 pha, 3.329 công tơ 3 pha, giá trị tài sản còn lại là 122 tỉ đồng. Việc tiếp nhận làm tăng tỷ lệ TTĐN 6 tháng đầu năm của EVNNPC 0,0166%. Ngoài ra việc thực hiện chương trình đưa điện về thôn bản vùng sâu, vùng xa cũng là nguyên do làm tăng TTĐN tại các khu vực này.
Ngoài ra, tình trạng điện áp thấp xảy ra các trạm 110kV Cao Bằng, Bắc Kạn, Chợ Đồn, Yên Phong, Yên Phong 2, Võ Cường, Kim Động, Hưng Yên, hay việc thủy điện như Nậm Na 2 – Lai Châu, Nậm Mức của Tổng Công ty đi vào hoạt động cũng là những nguyên do gây tỷ lệ tổn thất tăng.
Theo ông Trịnh Phương Trâm – Giám đốc Công ty Điện lực Nghệ, mặc dù PC Nghệ An đã có nhiều biện pháp nỗ lực để giảm tỷ lệ tổn thất điện năng nhưng tình hình chưa được cải thiện nhiều từ đầu năm tới nay, có thể lý giải là: Việc theo dõi tổn thất tại từng địa bàn, từng khu vực chưa tốt. Tiếp nữa, việc tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn nhưng chưa thay được công tơ mới cho khách hàng, công tác trộm cắp điện còn tồn tại, một số các đường dây trung thế 10kV quá dài kéo theo tổn thất đến hơn 7% là những nguyên nhân cơ bản chưa làm hạ được tỷ lệ tổn thất như mong muốn.
Nói về công tác tổn thất của EVNNPC, Phó Tổng giám đốc Hồ Mạnh Tuấn cho rằng: Mục tiêu giảm tổn thất điện năng của EVNNPC năm 2015 có một áp lực lớn bởi lẽ trung bình các năm trước tỷ lệ tổn thất Tổng Công ty sẽ chỉ giảm khoảng 0,26% nhưng năm nay, Tổng Công ty phải thực hiện kế hoạch giảm tổn thất đến gần 1%. Do đó, đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, để hoàn thành nhiệm vụ được EVN giao, đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao nhất trong toàn Tổng Công ty.
Ông Tuấn cũng chỉ rõ, hiện nay, trong công tác giảm tổn thất của NPC còn những bất cập như việc quản lý, theo dõi để nhận dạng nguyên nhân tổn thất chưa chỉ ra đúng “định dạng”; các giải pháp đơn vị đưa ra thực hiện giảm tổn thất còn mang tính lệnh lệnh, chung chung, chưa chỉ ra đúng “địa chỉ”. Hơn thế, việc kiểm tra, đánh giá sau tất cả những giải pháp đề ra còn hạn chế, chưa đạt kết quả cao. Do đó, những đơn vị thành viên trong Tổng Công ty muốn làm tốt công tác giảm tổn thất, hoàn thành chỉ tiêu được giao tức là phải khắc phục những bất cập nêu trên.
Cụ thể, các đơn vị phải rà soát, xác định lại tất cả các “địa chỉ” tổn thất cao một cách cụ thể, chính xác như xác định cấp điện áp, đặc tính vùng miền, thời điểm, tổn thất ở khâu nào… từ đó có giải pháp để giải quyết một cách trọng tâm, thực sự mang lại kết quả cụ thể, tránh đưa ra các giải pháp mang tính dàn trải, chung chung. Người lãnh đạo đơn vị khẳng định quyết tâm, nỗ lực giảm tỷ lệ tổn thất nhưng phải thể hiện bằng hành động cụ thể, mang lại hiệu quả rõ rệt trong thực tiễn, giảm được tỷ lệ tổn thất tại đơn vị ngay trong năm 2015.
Phải về mức 6,85%
Công nhân Điện lực Lai Châu kéo điện về bản. |
Trước thực tế trên, ông Thiều Kim Quỳnh - Trưởng Ban chỉ đạo giảm TTĐN Tổng công ty khẳng định: Tổng Công ty sẽ tiếp tục củng cố Ban chỉ đạo giảm TTĐN các cấp, tăng cường năng lực hoạt động; Đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn giao kế hoạch TTĐN đến cấp đội sản xuất đảm bảo hợp lý, khả thi, đạt được mục tiêu chung; Các đơn vị phải xây dựng chương trình giảm TTĐN cụ thể, chi tiết cho cấp Công ty Điện lực và cấp Điện lực, có kế hoạch thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các công việc, định kỳ tổ chức họp, phân tích đánh giá nguyên nhân và kết quả thực hiện; Xem xét, xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân và đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ.
Duy trì việc kiểm tra công tác giảm TTĐN tại các Công ty. Nâng cao trách nhiệm và chất lượng theo dõi, quản lý đối với tổn thất điện năng theo từng đường dây trung áp, từng trạm biến áp phân phối. Kết hợp với kết quả tính toán tổn thất điện năng kỹ thuật để đề xuất và thực hiện các giải pháp giảm tổn thất điện năng hiệu quả. Khai thác hiệu quả hệ thống đọc xa công tơ và cơ sở dữ liệu dùng chung đo đếm điện năng để giám sát, phân tích, nhận dạng TTĐN. Thực hiện kiểm tra các đơn vị trong việc tính toán tổn thất kỹ thuật, phân tích, nhận dạng và khoanh vùng tổn thất.
Đối với các đường dây, trạm biến áp có tổn thất cao, yêu cầu đơn vị phải tập trung giải quyết dứt điểm, đồng thời hàng tháng phải tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện để có giải pháp cho tháng tiếp theo; tăng cường các biện pháp nghiệp vụ giảm tổn thất điện năng như: thay định kỳ công tơ, cân pha, san tải, luân chuyển máy biến áp, thay thế đo đếm cho phù hợp với phụ tải... và củng cố một số nghiệp vụ như kiểm tra, phúc tra hệ đo đếm, truy thu công tơ kẹt chết cháy, tính toán bồi thường do vi phạm sử dụng điện. Kiểm soát và sử dụng hợp lý điện tự dùng tại các trạm biến áp; Kiểm soát chặt chẽ chất lượng thiết bị khi thực hiện các dự án cải tạo, thay thế thiết bị…
Trong quản lý đo đếm điện năng, phải tăng cường công tác quản lý hệ thống đo đếm điện năng; Chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường trong việc sử dụng phương tiện kiểm định, phương tiện đo cho mục đích thanh toán; Thay định kỳ công tơ tuân thủ thời hạn của nhà nước; đảm bảo chất lượng, tiến độ theo kế hoạch Tổng công ty giao cho các Công ty Điện lực; Đẩy mạnh áp dụng công nghệ đổi mới trong công tác GCS công tơ, đọc và truyền dữ liệu từ xa công tơ điện tử đầu nguồn và khách hàng: Sử dụng công tơ điện tử có tính năng cảnh báo đấu sai sơ đồ trong kinh doanh bán điện.
Đặc biệt, trong tháng 7/2015 phải hoàn thành “Đề án phát triển công tơ điện tử và hệ thống thu thập công tơ từ xa giai đoạn 2015-2020 của EVNNPC” để triển khai thực hiện ngay trong năm 2015; Áp dụng đọc và truyền dữ liệu từ xa công tơ điện tử đối với các đo đếm giao nhận điện đầu nguồn giữa các Điện lực, lộ tổng TBA công cộng và các khách hàng thuộc đối tượng mua điện 3 pha 3 giá; Tiếp tục triển khai chương trình thay thế công tơ cơ khí bằng công tơ điện tử, công tơ điện tử có thu thập số liệu công tơ từ xa bằng công nghệ thu thập dữ liệu RF/PLC; Thay thế kịp thời, tính toán chính xác sản lượng không đo được của công tơ cháy kẹt, hệ thống đo đếm bị hỏng…
Thanh Ngọc
-
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại EVN giai đoạn đến hết năm 2025
-
Thủ tướng: Tính toán giá điện khí phù hợp theo thị trường, tình hình cụ thể, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân
-
Đóng điện nhánh rẽ đường dây 220kV đấu nối từ trạm biến áp 500kV Chơn Thành
-
Nhiều bài học kinh nghiệm quý sau thành công của Dự án đường dây 500kV mạch 3
-
Giá điện có thể được điều chỉnh tăng gần 10%
-
Hoàn thành nâng công suất Trạm biến áp 500kV Sông Mây
-
Bài 1: Để Quy hoạch phát triển điện lực được thực thi
-
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại EVN giai đoạn đến hết năm 2025
-
Các nỗ lực tích hợp năng lượng ở Đông Nam Á bị đe doạ
-
Gỡ vướng giải phóng mặt bằng các dự án truyền tải giải tỏa công suất NMĐ Nhơn Trạch 3 và 4