Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Bác Hồ chống tham nhũng

06:35 | 19/05/2014

4,080 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Năm nay chúng ta kỷ niệm 124 năm ngày sinh Bác Hồ. Nhớ ơn Người, chúng ta ghi nhớ lời dạy của Người: Tham ô, lãng phí, quan liêu là bạn đồng minh của thực dân phong kiến, nó là kẻ thù của chúng ta, một loại kẻ thù không mang gươm súng nhưng rất nguy hiểm.

Năng lượng Mới số 322

Từ năm 1947, tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ đã viết tác phẩm “Đời sống mới”, trong đó Người viết: “Những người ở trong các công sở từ làng (xã) cho đến Chính phủ Trung ương đều dễ tìm dịp phát tài hoặc xoay tiền của Chính phủ, hoặc khoét đục nhân dân. Đến khi lộ ra, bị phạt thì mất hết cả danh giá, mà của phi nghĩa đó cũng không được hưởng. Vì vậy, những người trong công sở phải lấy chữ Liêm làm đầu”.

Người còn chỉ ra rằng: Chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận. Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị. Muốn chống tham ô, lãng phí, quan liêu thì phải dân chủ, phê bình và tự phê bình làm cho mọi người biết tự phê bình mình và dám phê bình người. Phải để cho người phụ trách thấy, để quần chúng thấy, tham ô, lãng  phí, không thể nảy nở được.

Người nhấn mạnh: Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là cách mạng. Chúng ta làm cách mạng để tiêu diệt chế độ thực dân, phong kiến, để xây dựng dân chủ mới. Thực dân và phong kiến tuy bị tiêu diệt nhưng cái nọc xấu của nó (tham ô, lãng phí, quan liêu) vẫn còn thì cách mạng vẫn chưa hoàn toàn thành công, vì nọc xấu ấy ngấm ngầm ngăn trở, ngấm ngầm phá hoại sự nghiệp xây dựng của cách mạng.

Người nhắc nhủ: Nếu chính mình tham ô, bảo người ta liêm khiết có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch được. Phải thấy kẻ địch trong mình nó mạnh lắm. Nó vô hình, vô ảnh, không dàn ra thành trận, luôn luôn lấn lút trong mình ta. Nó khó thấy, khó biết nên khó tránh. Nhưng đã biết thì kiên quyết làm.

Với tư cách đứng đầu Nhà nước, ngay sau khi giành được chính quyền hơn hai tháng, ngày 23/11/1945 Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh số 64 về việc thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Sắc lệnh này quy định Ban Thanh tra đặc biệt có quyền đình chỉ, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong UBND hay của Chính phủ đã phạm lỗi trước khi mang ra Hội đồng Chính phủ hay tòa án đặc biệt xét xử. Tịch biên hoặc niêm phong tang vật và dùng mọi cách điều tra để lập một hồ sơ mang một phạm nhân ra tòa án đặc biệt.

Mấy chục năm rồi người ta vẫn nhớ vụ án quan tham đầu tiên, Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu. Vụ án được phát hiện từ bức thư của nhà thơ Đoàn Phú Tứ, đại biểu Quốc hội khóa I gửi Hồ Chủ tịch. Nhà thơ tố cáo viên Đại tá Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu đã gây nhiều dư luận bất bình trong anh em quân đội. Châu đã giở trò ăn cắp (công quỹ), cứ mỗi cái màn cấp cho bộ đội, Châu ăn bớt 2 tấc vải xô, nên cứ ngồi lên là đầu chạm đình màn. Còn khi may áo trấn thủ, Châu ăn cắp bông lót rồi độn bao tải vào, nhiều người biết đấy nhưng không dám ho he. Nhà thơ được Trần Dụ Châu mời dự tiệc cưới sa hoa của cán bộ dưới quyền tổ chức ngay ở chiến khu. Trần Dụ Châu ngạo mạn, “ép” nhà thơ Đoàn Phú Tứ đọc thơ mừng hôn lễ. Nhà thơ đã thẳng thắn, dũng cảm xuất khẩu thành thơ:

  …Bữa tiệc cưới của chúng ta sắp chén đẫy hôm nay,

  Được dọn bằng máu xương của  chiến sĩ…

Hồ Chủ tịch đã trao bức thư của nhà thơ Đoàn Phú Tứ cho Thiếu tướng Trần Tử Bình đang là Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Phó tổng Thanh tra Quân đội. Bác nói với Phó bí thư Bình: Bác đã đọc kỹ lá thư và rất đau lòng, rồi Bác giao cho Thiếu tướng Bình chỉ đạo điều tra làm rõ vụ việc để xử lý. Thanh tra quân đội mở cuộc điều tra và không khó khăn gì đã phát hiện Trần Dụ Châu là kẻ gian hùng, trác táng, phản bội lại lòng tin của Đảng, của Bác, của quân đội và nhân dân. Nghe báo cáo, Bác Hồ dứt khoát nói: “Một cái ung nhọt, dẫu có đau cũng phải cắt bỏ, không để nó lây lan, nguy hiểm”. Chuyện từ những người giúp việc Bác kể rằng: Ngày 5/9/1950, tại Thái Nguyên, Trần Dụ Châu đã bị Tòa án binh tối cao phạt án tử hình, y gửi đơn lên Hồ Chủ tịch xin tha tội chết. Hôm sau, làm việc với đồng chí Trần Đăng Ninh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cung cấp để xem xét lá đơn của tử tù, Bác chỉ cho đồng chí Ninh thấy một cây xoan đang héo lá, úa ngọn và hỏi lý do tại sao cây xoan sắp chết?

 - Dạ, thưa Bác vì thân cây đã bị sâu đục một lỗ rất to, chảy hết nhựa...

- Thế theo chú muốn cứu cây ta phải làm gì?

- Dạ, thưa Bác phải bắt, giết hết những con sâu đó đi.

Bác gật đầu, nói: “Chú nói đúng, với loài sâu mọt đục khoét nhân dân cũng thế, nếu phải giết đi một con sâu mà cứu được cả rừng cây thì việc đó là cần thiết, hơn nữa còn là một việc làm nhân đạo”…

Năm nay chúng ta kỷ niệm 124 năm ngày sinh Bác Hồ. Nhớ ơn Người, chúng ta ghi nhớ lời dạy của Người: Tham ô, lãng phí, quan liêu là bạn đồng minh của thực dân phong kiến, nó là kẻ thù của chúng ta, một loại kẻ thù không mang gươm súng nhưng rất nguy hiểm. Vì vậy, chống tham ô, lãng phí và quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc ngoài mặt trận.

Thọ Vinh