Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Arập Xê út quyết sinh tử với giá dầu

07:00 | 10/05/2016

835 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tân Bộ trưởng Năng lượng Arập Xê út tuyên bố nước này kiên quyết theo chính sách dầu lửa đã được thực hiện kể từ khi giá dầu bắt đầu lao dốc. Thông tin này đang gây lo ngại rằng OPEC sẽ bị tan vỡ.
arap xe ut quyet sinh tu voi gia dau

Ngày 8/5, Tân Bộ trưởng Năng lượng Khalid al-Falih nói rằng Arập Xê út sẽ vẫn ưu tiên bảo vệ thị phần, hơn là giảm sản lượng để nâng giá dầu. Đây chính là chính sách được Ryadh áp dụng ngay khi giá dầu bắt đầu lao dốc từ trên 100 USD/thùng cách đây gần hai năm.

Trái với thông lệ, khi giá dầu giảm Arập Xê út sẽ kêu gọi các nước OPEC cắt giảm sản lượng để đẩy giá lên, tuy nhiên lần này Ryadh đã chọn cách giữ nguyên lượng cung để giữ khách hàng bất chấp giá dầu giảm tới 70% từ đó đến nay.

Theo lý giải của nhiều chuyên gia, Arập Xê út làm như vậy là muốn bóp chết các nhà sản xuất dầu của Mỹ vì nếu giá dầu thấp sẽ khiến các doanh nghiệp sản xuất dầu đá phiến của Mỹ thua lỗ, dẫn đến phải đóng cửa.

Quả thực, chiêu này của Arập Xê út đã phát huy tác dụng. Theo Blooberg, trong gần 2 năm trở lại đây, có đến 79% số giàn khoan dầu ở Mỹ đã ngưng hoạt động so với con số đỉnh điểm 1.609 của năm 2014 trước khi giá dầu bắt đầu lao dốc. Nếu giá dầu tiếp tục ở mức thấp dưới 45 USD/thùng, đến cuối năm nay tỷ lệ phá sản trong ngành năng lượng Mỹ có thể lên đến 20%...

Tuy nhiên, “trạng chết thì chúa cũng băng hà”. Arập Xê út cũng liêu xiêu vì giá dầu giảm. Năm ngoái, Arập Xê út bị thâm hụt ngân sách gần 100 tỉ USD vì dầu mất già và đang phải lên kế hoạch tái cải cách các khoản trợ cấp bằng cách phát triển một cơ chế chỉ trợ cấp cho các hộ có thu nhập trung bình và thấp.

Việc thay thế Bộ trưởng Dầu mỏ Ali al-Naimi hôm 7/5, người ta hy vọng Arập Xê út sẽ “suy nghĩ lại” chính sách trên, tuy nhiên tuyn bố hôm 8/5 của tân bộ trưởng al-Falih đã khiến thế giới bất ngờ, nhất là các nước OPEC.

Các thành viên OPEC như Venezuela, Nigeria vẫn kêu gọi OPEC quay trở lại cách thức giảm sản lượng để cân bằng cung-cầu. Song Arập Xê út cùng các đồng minh ở vùng Vịnh Persia như Kuwait, Qatar, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất vẫn bảo lưu quan điểm cho rằng, việc giảm sản lượng chỉ hỗ trợ cho các công ty dầu khí Mỹ bởi hiện nay tại Mỹ chỉ có giá dầu cao mới có khả năng duy trì sản xuất cho các giàn khoan của Mỹ.

Giới phân tích cho rằng, với những suy luận này, tại cuộc họp vào ngày 2/6 tới, các thành viên của OPEC sẽ khó đạt được đồng thuận về giảm sản lượng khai thác, đặc biệt là Arập Xê út và đối thủ Iran luôn dùng dầu lửa làm công cụ chính trị, đặt lên trên lợi ích kinh tế. OPEC sẽ bị chia rẽ sâu sắc hơn nữa trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng giá dầu. Trước đó, tại cuộc họp vào giữa tháng 4 vừa qua, OPEC cũng không đạt được sự nhất trí về sản lượng khai thác.

arap xe ut quyet sinh tu voi gia dau

Thế giới sẽ lại thiếu dầu trầm trọng vào năm 2035

Giá dầu giảm đã khiến hoạt động dò tìm và khai thác mới các mỏ dầu trên thế giới trong năm qua sụt giảm kỷ lục. Nếu theo đà này, vào năm 2025, nguồn cung của thế giới sẽ thực sự giảm mạnh và đến năm 2035, thế giới sẽ thiếu dầu trầm trọng.

arap xe ut quyet sinh tu voi gia dau

Các đại gia liêu xiêu vì giá dầu giảm

“Thắt lưng buộc bụng” chưa bao giờ có trong vốn từ vựng của các đại gia dầu mỏ Trung Đông nhưng nay cụm từ này đang trở thành “mốt” khi mà cơn bão giá dầu đã bào mòn ngân sách của các vương quốc tại đây.

arap xe ut quyet sinh tu voi gia dau

Arập Xê út tăng giá bán dầu sang châu Á

Arập Xê út, một trong những nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, dự kiến trong tháng 6/2016 sẽ chính thức tăng giá dầu bán sang các nước châu Á, theo Bloomberg.

arap xe ut quyet sinh tu voi gia dau

Doanh nghiệp dầu khí Mỹ “chết như ngả rạ”

Cuộc chiến giá dầu giữa Mỹ và Arập Xê út chưa thấy hồi kết nhưng số giàn khoan dầu ngừng hoạt động và số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng của Mỹ phá sản ngày càng nhiều. Nhưng đó chưa phải là điều tồi tệ nhất.

arap xe ut quyet sinh tu voi gia dau

“Thảm họa” với dầu khí thế giới?

Để chống chọi với bão giá dầu kéo dài gần 2 năm qua, hiếm có công ty dầu khí nào trên thế giới, từ cỡ “đại gia” cho đến “tiểu gia”, dù chuyên hoạt động trong khâu thượng nguồn hay chuyên cung cấp các dịch vụ dầu khí không phải làm một việc “cực chẳng đã” - đó là sa thải nhân sự một cách ồ ạt. 

Th.Long

Bloomberg