Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Ấn tượng ngành điện

08:14 | 18/01/2015

598 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Năm 2014, cùng với đà phục hồi của nền kinh tế, nhu cầu gia tăng sản lượng điện tiêu thụ phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng tăng khá cao và điều này đã tạo áp lực không nhỏ lên ngành điện. Tuy nhiên, vượt lên trên những khó khăn, thách thức về vốn, phát triển hệ thống điện, ngành điện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước và có dự phòng.

Năng lượng Mới số 391

Đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh 2014, triển khai kế hoạch và nhiệm vụ năm 2015 cho thấy, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. Hoạt động chỉ đạo điều hành sản xuất, vận hành hệ thống bám sát nhu cầu sử dụng điện, góp phần phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Các hồ thủy điện đều có tích mức nước cuối năm đạt xấp xỉ mức nước dâng bình thường, nhiều công trình lưới truyền tải và phân phối điện được đưa vào vận hành, trong đó có các dự án tăng cường truyền tải Bắc - Nam và chống quá tải một số khu vực trọng điểm.

Đánh giá những kết quả mà EVN đạt, tại Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh 2014, triển khai kế hoạch và nhiệm vụ năm 2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh: Năm 2014 là năm ngành điện khá toàn diện từ sản xuất điện đến việc điều hành cung ứng điện, đảm bảo đủ điện cho nhân dân. Tổn thất điện năng giảm, chất lượng cung ứng điện năng tăng, đầu tư xây dựng đạt khá cao chiếm hơn 10% tổng đầu tư toàn xã hội. EVN đã đưa điện đến nhiều vùng kinh tế - xã hội, vùng khó khăn, vùng núi, hải đảo, góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung của ngành công thương cũng như đưa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 5,98% so với năm 2013.

Kiểm tra thông số kỹ thuật tại trạm 110kV Yên Bình (Thái Nguyên)

Bước sang năm 2015, với đà phục hồi của nền kinh tế, nhu cầu gia tăng sản lượng điện tiêu thụ có thể tăng cao hơn dự kiến và để hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước, EVN dự báo: Điện sản xuất và mua năm 2015 của EVN là 156,9 tỉ kWh, tăng 10,3% so với năm 2014, sẵn sàng chuẩn bị đáp ứng cho khả năng nhu cầu điện tăng cao hơn. Điện thương phẩm 141,8 tỉ kWh, tăng 10,4% so với năm 2014.

Theo ông Dương Quang Thành, Phó tổng giám đốc EVN: Những kết quả đạt được trong năm 2014 chính là tiền đề để EVN thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh năm 2015. Mục tiêu của EVN trong năm 2015 là đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân, khai thác hiệu quả các nguồn điện, có phương án sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất lợi. Đảm bảo vận hành các tổ máy phát điện, vận hành ổn định ngay từ đầu năm các tổ máy nhiệt điện than ở miền Bắc và các tổ máy nhiệt điện than mới vào vận hành như Quảng Ninh 2, Hải Phòng 2, Nghi Sơn 1, Vĩnh Tân 2… Vận hành an toàn các đường dây truyền tải và trạm biến áp đặc biệt là hệ thống 500kV Bắc - Nam trong điều kiện truyền tải cao cho miền Nam, đưa vào vận hành đúng tiến độ các công trình đường dây và trạm trong kế hoạch 2015. Đồng thời, EVN sẽ tiếp tục đưa điện ra các đảo tiền tiêu của Tổ quốc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Và để đảm đáp ứng nhu cầu gia tăng sản lượng điện tiêu thụ, năm 2015, EVN dự kiến hoàn thành đưa vào vận hành 7 tổ máy với tổng công suất 3.314MW gồm Nhiệt điện Duyên Hải, Tổ máy số 2 Nhiệt điện Ô Môn 1, Nhiệt điện Mông Dương 1, Tổ máy 1 Thủy điện Lai Châu, Tổ máy 1 Thủy điện Huội Quảng, khởi công Thủy điện Đa Nhim mở rộng... Hoàn thành và đưa vào vận hành 260 công trình lưới điện từ 110-500kV. Ngoài ra, Tập đoàn cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), các đơn vị phát điện tham gia thị trường điện đảm bảo nguồn phát cho hệ thống điện. Tiến hành thử nghiệm chạy tin cậy đưa các tổ máy vào vận hành thương mại, tăng cường thêm năng lực của hệ thống điện trong mùa khô.

Với những kết quả trên, ông Dương Quang Thành khẳng định: Điện đã trở thành công cụ vật chất điều tiết kinh tế vĩ mô của Đảng và Nhà nước. EVN đã chứng tỏ là tập đoàn kinh tế Nhà nước, là công cụ của Đảng, đảm bảo điện đi trước một bước, thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Vẫn còn nhiều thách thức

Ngành điện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cung ứng điện cho nền kinh tế năm 2014 và sẵn sàng đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ điện năm 2015 nhưng theo Tổng giám đốc EVN Phạm Lê Thanh, công tác vận hành hệ thống điện phải đối mặt với nhiều thách thức.

Thách thức đầu tiên, theo ông Thanh là công tác sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Cụ thể, theo Quy hoạch điện VII mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, yêu cầu năm 2015, ngành điện đưa hệ số đàn hồi điện năng về mức 1,5 thì vẫn chưa làm được. Trong khi dự kiến sản lượng điện năm 2014 chỉ tăng trên 10%, thì thực tế tới hết năm riêng sản lượng điện thương phẩm đã tăng 11,45%. Cơ cấu sử dụng điện ở Việt Nam còn rất lãng phí. Trong cơ cấu điện cung cấp cho nền kinh tế thì 53,9% (năm 2013 là 52%) sản lượng điện là phục cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, nhưng lại chỉ làm ra 38% GDP. Trong khi với các ngành nghề khác như thương mại, dịch vụ chỉ cần 4,9% sản lượng điện đã làm ra 49,5% GDP và 1,5% sản lượng điện làm ra 18% GDP cho nông lâm thủy sản… “Các ngành công nghiệp còn sử dụng công nghệ cũ, công nghệ bẩn, như xi măng vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, “ăn” rất nhiều điện”, Tổng giám đốc Phạm Lê Thanh cho biết.

Thứ nữa là hiện nay, tuy EVN đã lo đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội và có dự phòng, công suất lắp đặt trên hệ thống 34.000MW, Điện lực Việt Nam đứng 31 trên thế giới, thứ 3 Đông Nam Á nhưng dự phòng điện tập trung chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung. Theo Quyết định 854 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu năm 2015 EVN phải giảm tổn thất điện năng về 8% nhưng tới nay vẫn còn 8,6%.

“Giải bài toán giảm tổn thất điện năng đối với EVN không hề dễ khi nguồn điện chủ yếu tập trung ở khu vực miền Bắc, trong khi nguồn tải lại ở miền Nam, truyền tải luôn quá tải trên hệ thống điện” - ông Thanh nói.

Bên cạnh đó, các khoản chênh lệch tỷ giá như thuế tài nguyên nước, trồng rừng đội lên chi phí 8 lần cũng khiến EVN gặp nhiều thách thức, tổng cộng khoản lỗ tính tới hiện tại của EVN là 16.800 tỉ đồng. Trong khi đó, cuối năm 2015, thị trường ASEAN rộng mở, nhu cầu hội nhập cao yêu cầu đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế tăng 6,2% thì ngành điện phải tăng ít nhất 13%. Vừa đảm bảo đủ điện cho sản xuất và đời sống nhân dân, EVN còn phải giúp đỡ nước bạn Campuchia, Lào, đảm bảo cung ứng điện ổn định.

Trước những thách thức trên, theo Tổng giám đốc EVN, trong năm 2015, EVN cần quan tâm đến ổn định của hệ thống đường dây 500kV; điều tiết hợp lý các khâu phát điện, điều hành các thủy điện nhịp nhàng, hợp lý trong bối cảnh vận hành thị trường phát điện cạnh tranh. Tập đoàn cần quan tâm đến tiến độ và chất lượng các công trình, dự án điện nhất là các dự án mới, đẩy nhanh tiến độ các dự án cấp điện cho miền Nam, các dự án cấp điện nông thôn. Toàn Tập đoàn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đặc biệt là tăng năng suất lao động, đổi mới công nghệ, thực hiện kế hoạch đề án đổi mới doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa, thoái vốn tại các đơn vị. Vì ngành điện phải tiếp xúc thường xuyên với người dân nên cần thực hiện cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để người dân được tiếp cận các dịch vụ dễ dàng. Đồng thời đảm bảo việc làm thu nhập ổn định cho đời sống người lao động, tham gia vào an sinh xã hội với tư cách là doanh nghiệp nhà nước…

Theo EVN, năm 2014, điện sản xuất và mua đạt 142,25 tỉ kWh, tăng 10,76% so với năm 2013. Trong đó điện sản xuất của Tập đoàn đạt 61,1 tỉ kWh, vượt kế hoạch đầu năm 2014. Tỷ lệ tổn thất điện năng toàn hệ thống ước đạt 8,6% đã giảm 0,27% so với năm 2013.


Thanh Ngọc