Ba cây đại thụ nhạc Việt hát về Thời thanh niên sôi nổi
Lấy tiêu đề Thời thanh niên sôi nổi (tên ca khúc của nữ nhạc sĩ Aleksandra Pakhmutova, lời thơ L. Oshanin) làm chủ đề cho số tháng 9, chương trình Giai điệu tự hào muốn khắc họa những mẫu số chung về vẻ đẹp tâm hồn, lý tưởng sống của các thế hệ thanh niên hai nước.
Có thể nói âm nhạc, đặc biệt là các ca khúc Liên Xô đến Việt Nam từ rất sớm, chỉ sau văn học, ngay khi cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu. Năm 1948, Đài Tiếng nói Nam Bộ kháng chiến phát sóng một số bài hát Liên Xô như Ca ngợi Tổ Quốc, Kỵ binh Kozak, Đỉnh núi Lê-nin, Kéo thuyền trên sông Vôn-ga… Sau năm 1954, ở miền Bắc, âm nhạc của Liên Xô cùng với văn hóa - nghệ thuật của các nước Xã hội chủ nghĩa anh em được giới thiệu rộng rãi và phổ biến thường xuyên trên Đài phát thanh, các sân khấu ca nhạc, Câu lạc bộ sinh hoạt văn nghệ của học sinh sinh viên…
Chương trình Giai điệu tự hào tháng 9 |
Âm nhạc Nga – Xô Viết được đông đảo quần chúng yêu thích, đặc biệt là hàng chục ngàn du học sinh Liên Xô một thời. Cùng với văn học, điện ảnh và hội họa, âm nhạc Nga - Xô Viết như một dòng chảy tự nhiên hòa vào dòng sông văn hóa tâm hồn Việt, tạo nên một góc riêng đầy cảm xúc. Và suốt 70 năm qua, hai dân tộc Việt - Nga vẫn là những người bạn chung thủy, ân tình. Trong tình tự ấy, âm nhạc đã trở thành cầu nối giữa nền văn hóa của hai nước.
Về chủ đề của Giai điệu tự hào tháng 9, Giám đốc ý tưởng Phan Huyền Thư cho biết: “Âm nhạc Nga gắn liền với rất nhiều giai đoạn lịch sử của Việt Nam, từ thời chiến, hậu chiến và cả khi nước ta mở cửa. Nói đến ca khúc Nga, từ những em bé cũng có thể hát vang Nụ cười, Ở trường cô dạy em thế, thanh niên chẳng ai không yêu Triệu đóa hồng…
Nhưng nếu để lựa chọn ca khúc được cho là tài sản quốc gia thì chương trình chọn các ca khúc có độ lùi về thời gian nhất định. 7 ca khúc được giới thiệu trong chương trình cũng chính là 7 điểm tựa tinh thần của rất nhiều người lính Việt Nam đi qua hai cuộc chiến. Họ phổ lời Việt cho những giai điệu ấy, chép chúng trong cuốn sổ tay, hát vang trên mỗi bước đường hành quân và ngã xuống vì lý tưởng sống cao đẹp. Đó là lý do Giai điệu Tự hào tháng 9 năm 2015 dành trọn thời lượng của mình để ôn lại những ký ức Nga một thời”.
Bảo Yến hát ca khúc Đôi bờ |
7 ca khúc trong chương trình là: Chiều hải cảng (NSND Trung Kiên – NSND Trần Hiếu – NSND Quang Thọ), Đôi bờ (Bảo Yến), Chim họa mi đừng hót (NSND Trung Kiên), Cây thùy dương (Hợp xướng Ngày mới), (Thời thanh niên sôi nổi: Nhóm Dòng thời gian – Hợp xướng Ngày mới), Giờ này anh về đâu (NSND Quang Thọ và ca sĩ Quang Tú), Chiều ngoại ô Mát xcơ va (Phúc Tiệp – Phương Uyên).
Và với các thế hệ người Việt Nam từng học tập và công tác tại Liên Xô và với những ai đã trót yêu nền văn hóa Xô Viết, 7 ca khúc này chẳng hề xa lạ.
Diễn viên minh họa người Nga |
Không giống những số phát sóng trước, Giai điệu tự hào lần này không tập trung vào việc làm mới, phá cách các ca khúc. Màu sắc truyền thống, cốt cách, linh hồn của những giai điệu quen thuộc vẫn được giữ nguyên trong cách phối khí và thể hiện. Yếu tố kỷ niệm mới chính là điểm đặc sắc nhất êkip sáng tạo muốn hướng tới trong số phát sóng lần này.
Hóa thân thành 3 người lính hải quân Nga, ngồi bên bến cảng, nhớ về một thời tuổi trẻ hào hùng, 3 cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam: NSND Trần Hiếu, NSND Quang Thọ, NSND Trung Kiên đã thể hiện đầy cảm xúc ca khúc Chiều hải cảng - một trong những bài hát trữ tình được người Việt Nam yêu thích nhất trong những năm chiến tranh Vệ quốc.
NSND Trần Hiếu, NSND Quang Thọ, NSND Trung Kiên thể hiện ca khúc Chiều hải cảng |
Với kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện, những trải nghiệm sâu sắc về đất nước, con người Xô Viết, ba nghệ sĩ đã thành công trong việc truyền tải tình cảm tinh tế nhất của con người, tình yêu trong sáng của tuổi thanh xuân… trong ca khúc.
BTC chương trình cũng cho biết, hai cha con nghệ sĩ Quang Thọ - Quang Tú đã khiến rất nhiều khán giả tại trường quay rơi lệ khi thể hiện ca khúc Giờ này anh về đâu (1947). Ca khúc nói về số phận những người lính sau chiến tranh, dù hòa bình đã được lập lại nhưng người lính biết đi đâu, sống thế nào khi quê hương anh đã bị tàn phá, vợ con – gia đình anh đã hy sinh hết cả.
Hai cha con nghệ sĩ Quang Thọ - Quang Tú |
Hợp tác cùng Đạo diễn thiết kế sân khấu Đinh Công Đạt, biên đạo múa Tấn Lộc đã mang lên sân khấu hình ảnh thân thuộc: đống rơm khô, ngôi nhà vách gỗ cùng dàn diễn viên - hơn 20 người lính Nga trong phần biểu diễn này.
Chương trình được phát vào ngày 25/09 tới.
H.T
Năng lượng Mới
-
Tử vi ngày 24/11/2024: Tuổi Mão mở rộng đầu tư, tuổi Dậu tài chính suôn sẻ
-
Thú sưu tầm đồ bằng bạc lên ngôi
-
[P-Magazine] Kỳ I: Ý thức giữ gìn môi trường biển của những người kỹ sư lọc dầu
-
Hơn 5.000 vé máy bay, ô tô hỗ trợ người khó khăn về quê ăn Tết
-
Tử vi ngày 23/11/2024: Tuổi Sửu chứng minh năng lực, tuổi Thân gặt hái thành công
- Tử vi ngày 24/11/2024: Tuổi Mão mở rộng đầu tư, tuổi Dậu tài chính suôn sẻ
- Tử vi ngày 23/11/2024: Tuổi Sửu chứng minh năng lực, tuổi Thân gặt hái thành công
- Tử vi ngày 22/11/2024: Tuổi Tý thể hiện khả năng, tuổi Ngọ tinh thần hăng hái
- Tử vi ngày 21/11/2024: Tuổi Tỵ thành quả xứng đáng, tuổi Dần vị thế nổi bật
- Tử vi ngày 20/11/2024: Tuổi Mão cơ hội tiềm năng, tuổi Dậu ứng biến nhanh nhạy
- Tử vi ngày 18/11/2024: Tuổi Mùi đào hoa nở rộ, tuổi Thân vận may tìm đến
- [Chùm ảnh] Đà Lạt một sớm bình yên
- Tử vi ngày 17/11/2024: Tuổi Tuất xác định mục tiêu, tuổi Dậu sự nghiệp hanh thông