Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

100.000 xe kinh doanh vận tải không truyền dữ liệu giám sát hành trình: Chế tài xử phạt thế nào?

18:40 | 20/10/2021

443 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Chế tài xử phạt liên quan đến việc không truyền dữ liệu giám sát hành trình về Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có nhưng nhiều phương tiện vẫn vi phạm...

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có văn bản gửi tới các đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô trên địa bàn thành phố yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý lái xe, bộ phận quản lý an toàn giao thông (ATGT) và thực hiện nghiêm việc truyền dữ liệu thiết bị giám sát hành trình.

Nguyên nhân là bởi, có quá nhiều lượt phương tiện không thực hiện truyền dữ liệu giám sát hành trình về Tổng cục Đường bộ. Cụ thể, tính từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/8/2021, có rất nhiều đơn vị và phương tiện vi phạm giao thông. Trung bình mỗi tháng có khoảng 100.000 ô tô kinh doanh vận tải của Hà Nội không truyền dữ liệu giám sát hành trình.

Để chấn chỉnh, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội yêu cầu các đơn vị thực hiện ngay việc truyền dữ liệu thiết bị giám sát hành trình của các ô tô kinh doanh vận tải thuộc quyền quản lý lên hệ thống của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

100.000 xe kinh doanh vận tải không truyền dữ liệu giám sát hành trình: Chế tài xử phạt thế nào?
Nhiều phương tiện không truyền dữ liệu giám sát hành trình về Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ảnh minh họa).

Thực hiện việc rà soát, đối chiếu các vi phạm với thực tế quản lý của đơn vị. Trường hợp các đơn vị ngừng kinh doanh đối với các xe ô tô không truyền dữ liệu, yêu cầu nộp báo cáo (kèm theo phù hiệu) về Sở trước ngày 16/11/2021 để tổng hợp báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem xét, giải quyết. Sau thời gian trên, đơn vị không gửi báo cáo, Sở sẽ xử lý theo quy định.

Ngoài ra, Sở cũng đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý lái xe, kiên quyết xử lý, chấn chỉnh, kiểm điểm đối với các lái xe; trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ của bộ phận (cán bộ) quản lý và theo dõi an toàn giao thông của đơn vị.

Đồng thời, yêu cầu phòng Quản lý vận tải tạm dừng cấp mới, cấp đổi phù hiệu, biển hiệu, giấy phép kinh doanh vận tải đối với các đơn vị vận tải không thực hiện việc báo cáo theo yêu cầu.

Cùng với đó, rà soát, tổng hợp báo cáo của các đơn vị theo yêu cầu văn bản này, phối hợp gửi Thanh tra Sở Giao thông Vận tải đề xuất thực hiện xử phạt đối với vi phạm của các đơn vị kinh doanh vận tải.

Trên thực tế, việc các phương tiện không truyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ không phải vấn đề mới. Trước đó, đã có hàng trăm nghìn lượt phương tiện không truyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

100.000 xe kinh doanh vận tải không truyền dữ liệu giám sát hành trình: Chế tài xử phạt thế nào?
Thanh tra Giao thông Vận tải kiểm tra phương tiện kinh doanh vận tải "trốn" truyền dữ liệu giám sát hành trình (ảnh HNM)

Căn cứ theo các quy định của pháp luật, mức xử phạt đối với những vi phạm liên quan đến việc lắp đặt và sử dụng dữ liệu thiết bị giám sát hành trình được quy định rõ tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Cụ thể, tại Khoản 6 Điều 23 quy định rõ phạt tiền 3-5 triệu đồng đối với người điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hành khách có gắn thiết bị giám sát hành trình của xe nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1-3 tháng.

Tại Khoản 6 Điều 28 về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ quy định rõ, phạt tiền 5-6 triệu đồng đối với cá nhân, 10-12 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải nếu: Sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định phương tiện phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn theo quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô;

Không thực hiện việc cung cấp, cập nhật, truyền, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định; không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các xe ô tô thuộc đơn vị cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền…

Ngày 17/1/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 và khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 10 thì trước ngày 1/7/2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên, xe container, xe đầu kéo phải lắp camera bảo đảm ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh từ camera sẽ được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch.

Việc lắp đặt camera theo dõi, giám sát, phát hiện, ghi nhận các hành vi vi phạm quy định pháp luật của người lái xe trong quá trình điều khiển phương tiện tham gia giao thông (ví dụ: ngủ gật hoặc mất tập trung khi lái xe, sử dụng điện thoại khi lái xe, chở quá số người quy định, có hành vi cư xử thiếu văn hóa với hành khách, lái xe quá thời gian quy định, các tình huống bất thường khác...) giúp đơn vị kinh doanh vận tải kịp thời nhắc nhở, cảnh báo, ngăn ngừa lái xe vi phạm. Đồng thời, giúp cơ quan chức năng có căn cứ để xử lý các hành vi vi phạm của người lái xe và đơn vị kinh doanh vận tải, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ của hoạt động kinh doanh vận tải hành khách và nâng cao hiệu quả bảo đảm trật tự an toàn giao thông và an ninh trật tự trong lĩnh vực vận tải ô tô.

Xuân Hinh