Chính phủ Mỹ đang nỗ lực tìm cách san bằng sân chơi năng lượng sạch trải dài giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trong khi chính phủ liên bang hiện đang đổ hàng nghìn tỷ USD vào các nhà máy và cơ sở hạ tầng của Mỹ với trọng tâm đặc biệt là năng lực sản xuất năng lượng sạch, khoản đầu tư đó có thể bị cắt giảm nghiêm trọng do sự thống trị của các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc trên thị trường toàn cầu.
Đáp lại, Mỹ đang ngày càng áp đặt các chính sách thương mại bảo hộ có nguy cơ làm leo thang căng thẳng chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc mà không thực sự tạo ra nhiều tác động trong vấn đề này.
Mỹ hiện đang tăng cường chi tiêu cho ngành năng lượng sạch trong nước, nhưng họ đã đến muộn. Và thậm chí khoản tiền lên đến 2 nghìn tỷ USD dành cho việc này cũng không là gì so với các khoản đầu tư mà Trung Quốc đã thực hiện trong thập kỷ qua. Trung Quốc đã vượt qua đối thủ trong nhiều năm nay - năm ngoái họ đã tăng gấp bốn lần mức chi tiêu của Mỹ cho năng lượng sạch - và đã củng cố chuỗi cung ứng năng lượng sạch đã được thiết lập trên toàn thế giới.
Theo số liệu gần đây từ phân tích của BloombergNEF, chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm gần một nửa chi tiêu toàn cầu cho lĩnh vực năng lượng tái tạo vào năm 2022, với con số khổng lồ 546 tỷ USD. Con số này gần gấp 4 lần số tiền 141 tỷ USD mà Mỹ đã bỏ ra trong cùng khoảng thời gian. Liên minh châu Âu đứng ở vị trí thứ hai với 180 tỷ USD. Theo báo cáo Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng hiệu quả của WEF 2022, ba thực thể này chiếm hơn 80% chi tiêu năng lượng sạch toàn cầu trong năm.
|
Bắc Kinh có sự độc quyền hiệu quả đối với một số nút trong chuỗi cung ứng quan trọng. Theo báo cáo gần đây của tờ New York Times, “Trung Quốc sản xuất khoảng 80% tấm pin mặt trời trên thế giới, gần 60% xe điện và hơn 80% pin xe điện”. Hơn nữa, Trung Quốc sản xuất 60% và xử lý gần 90% khoáng sản đất hiếm của thế giới – nguyên liệu chính thiết yếu trong sản xuất cơ sở hạ tầng năng lượng sạch như pin xe điện và tấm pin mặt trời quang điện.
Rào cản gia nhập thị trường đối với bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào cũng rất lớn - nhưng Mỹ đang cố gắng tìm cách vượt qua thách thức này. Chiến lược chính của chính phủ Mỹ trong 5 năm qua là áp thuế đối với nhiều loại hàng hóa Trung Quốc nhằm bảo vệ các nhà sản xuất Mỹ trong cuộc chiến về giá với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Một số giám đốc điều hành và quan chức cho rằng hành động của Trung Quốc vi phạm các quy tắc thương mại bằng cách áp dụng chính sách định giá để bán phá giá nhằm đưa sản phẩm tràn ngập thị trường và bóp nghẹt sự cạnh tranh.
|
Tuy nhiên, việc áp thuế cũng có những hạn chế riêng. Đầu tiên, động thái này có thể làm leo thang căng thẳng thương mại hiện có với Trung Quốc vào thời điểm mà sự tăng trưởng của nền kinh tế xanh của Mỹ vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu của Trung Quốc.
Theo báo cáo Viễn cảnh Công nghệ Năng lượng năm 2023 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), “Trung Quốc là nhà cung cấp công nghệ năng lượng sạch hàng đầu thế giới hiện nay và là nước xuất khẩu ròng nhiều sản phẩm công nghệ trong số đó. Trung Quốc nắm giữ ít nhất 60% năng lực sản xuất của thế giới đối với hầu hết các công nghệ được sản xuất hàng loạt (ví dụ: pin mặt trời, hệ thống gió và pin) và 40% thị phần sản xuất máy điện phân”.
Tổng mức đầu tư các dự án sạch của Mỹ theo các năm (Nguồn: Rhodium Group) |
Các chuyên gia cho rằng sau nhiều năm bỏ bê ngành năng lượng sạch trong nước, Mỹ sẽ phải nỗ lực quyết đoán và tăng tốc nhằm xây dựng năng lực sản xuất trong nước để có cơ hội cạnh tranh với Trung Quốc trên thị trường toàn cầu.
Theo một nghiên cứu gần đây của Đại học Cornell, việc quốc hữu hóa chuỗi cung ứng năng lượng mặt trời của Mỹ sẽ làm giảm đáng kể lượng khí thải carbon và việc sử dụng năng lượng của họ.
Sự phụ thuộc vào Trung Quốc có thể gây tổn hại tương đương hoặc nhiều hơn những gì nó giúp ích cho các nhà sản xuất của Mỹ khi việc này làm tăng giá nguyên liệu và khiến hoạt động kinh doanh của họ không có lãi.
Thứ hai, nó có thể là vô nghĩa. Các chính sách bảo hộ ở Mỹ không thể ngăn cản các quốc gia khác chộp lấy hàng xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc, có nghĩa là Trung Quốc vẫn có thể là nước định giá toàn cầu dù có hoặc không có sự tham gia của Washington, cuối cùng sẽ để lại một thị trường toàn cầu mà Mỹ đơn giản là không thể cạnh tranh.
|
Nội Dung: Đỗ Khánh (Oil Price) Thiết kế: Đỗ Khánh |
Những thách thức và giải pháp trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch |
Trung Quốc vượt châu Âu về nghiên cứu công nghệ năng lượng sạch |