Để Net Zero, kinh tế tuần hoàn không là "cam kết suông"
Nhiều cam kết và quyết định quan trọng đã được hơn 110 quốc gia tán thành tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP28).
Đáng chú tại Hội nghị là các cam kết Net Zero được khuyến nghị, cảnh báo rất rõ ràng không thể là “cam kết suông”.
Theo đó, mô hình kinh tế tuần hoàn kỳ vọng sẽ được các quốc gia triệt để áp dụng nhằm khắc các vấn đề của mô hình nền kinh tế tuyến tính, hướng đến thực thi các cam kết theo Thỏa thuận Paris và từ COP26-COP28.
Mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng mở ra những cơ hội cho Việt Nam. Ảnh minh họa |
Xu hướng tất yếu
Việt Nam là một nước đang phát triển, hoạt động kinh tế từ trước đến nay vẫn chủ yếu dựa vào nên kinh tế tuyến tính (truyền thống). Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự lãng phí, thiếu hụt nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày một nghiêm trọng hơn. Đứng trước vấn đề tăng trưởng kinh tế và suy thoái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nguy cơ cạn tài nguyên... buộc Việt Nam phải tìm kiếm, lựa chọn một hướng đi mới cho phù hợp với sự phát triển của đất nước. Việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn (KTTH) là hướng đi thích hợp để phá vỡ sự ràng buộc lâu nay giữa tăng trưởng kinh tế và các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, thực thi tăng trưởng nhưng “không đánh đổi”.
Chính phủ cũng đã đặt mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn từ năm 2016-2020 và tầm nhìn từ năm 2021- 2030, thể hiện rõ nội dung của của nền KTTH mà chúng ta đang hướng tới.
Thực tế, đã có khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng mô hình kinh tế tuần hoàn áp dụng vào sản xuất và đã thành công. Chúng ta có thể đơn cử chỉ ra như sau; “mô hình Vườn-Ao-Chuồng và các biến thể như Rừng-Vườn-Ao-Chuồng, sáng kiến Không xả thải ra thiên nhiên do VCCI khởi xướng, các sáng kiến tái chế, một số mô hình Sản xuất sạch hơn”...
Với vị trí địa lý cũng như hệ thực vật tự nhiên phong phú, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia giàu tiềm năng về năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng sinh khối. Cùng với đó, các bước để thúc đẩy doanh nghiệp, các hộ sản xuất, nuôi trồng... nắm bắt chìa khóa giảm khí phát thải - tín chỉ carbon, cũng ngày càng cụ thể.
Những giải pháp
Nhưng chúng ta thực sự mới chỉ đi những bước đầu tiên trong KTTH. Việc cụ thể hóa và triển khai hiệu quả mô hình kinh tế là yếu tố quan trọng và định hình chính sách phát triển quốc gia. Hiện tại, nhiều quốc gia trên thế giới đã thành công trong việc xây dựng mô hình phát triển bền vững, thu được nhiều lợi ích kinh tế và môi trường. Với những kinh nghiệm này, Việt Nam có cơ hội học hỏi và chuyển đổi chúng thành giá trị cụ thể trong bối cảnh quốc gia.
Chuyển đổi từ kinh tế thẳng sang kinh tế tuần hoàn là thiết yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, không ngoại trừ Việt Nam. Đối với doanh nghiệp, mô hình này tạo ra các cơ hội kinh tế, đặc biệt đối với doanh nghiệp và khoa học trong lĩnh vực việc đổi mới, thiết kế, tái chế và sáng tạo. Ảnh minh họa |
Việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục nhận thức về môi trường giúp các thế hệ đặc biệt trong thế hệ trẻ là vô cùng cần thiết. Bởi đây sẽ là những đối tượng chủ thể của KTTH trong tương lai.
Đặc biệt về phía các doanh nghiệp sản xuất, cần có hành động và chiến lược thực hiện KTTH. Đổi mới sáng tạo và phát triển sản phẩm, muốn làm được điều đó các doanh nghiệp phải đầu tư, áp dụng và thực hiện các hoạt động ứng dụng công nghệ vào quá trình sản xuất, áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường và đào thải công nghệ cũ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, nhất là các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực tiêu dùng chẳng hạn như; dệt may, da thuộc, giấy, chất tẩy rửa.
Doanh nghiệp cũng cần có lộ trình áp dụng các tiêu chí của mô hình KTTH vào trong quá trình sản xuất. Áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ cụ thể là cần có những tổ chức, cơ quan làm công tác điều phối để chia sẻ những kinh nghiệm và những hiệu quả đã đạt được từ mô hình KTTH, hướng dẫn cho các doanh nghiệp về việc thực hiện KTTH trên phạm vi toàn quốc.
Cùng với đó, nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về mô hình KTTH từ đó hình thành thói quen trong tiêu dùng xanh,thay đổi hành vi mua sắm hướng đến việc bảo vệ môi trường sẽ góp phần thực hiện quá trình chuyển đổi xanh nhanh và hiệu quả, hướng đến kinh tế bền vững.