Dự báo mới nhất về điện hạt nhân của IAEA
(PetroTimes) - Theo thông cáo báo chí được công bố hôm thứ Hai (9/10), Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) dự đoán rằng công suất sản xuất điện hạt nhân có thể gia tăng mạnh mẽ trong 3 thập niên tới trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi |
Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi tuyên bố: “Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng”. Cơ quan này giải thích, trước "tình hình địa chính trị và xung đột quân sự, ngày càng có nhiều quốc gia coi năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng bền vững và đáng tin cậy".
Trong kịch bản thuận lợi, IAEA dự đoán sản xuất điện hạt nhân sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050, tổng công suất lắp đặt tăng lên mức 890 GW vào năm 2050 so với tổng công suất lắp đặt 369 GW hiện nay. Tổng công suất lắp đặt được IAEA dự báo trước đây cho năm 2050 là 873 GW.
Những người ủng hộ điện hạt nhân nhấn mạnh rằng năng lượng hạt nhân thải ra rất ít CO2, được quản lý tốt, có khả năng thay thế các nguồn nhiên liệu hóa thạch truyền thống để đáp ứng nhu cầu, không giống như gió hay mặt trời. Một số nước vẫn còn lo ngại về chi phí và rủi ro.
Những dự báo về điện hạt nhân được công bố tại lễ khai mạc Hội nghị quốc tế lần thứ hai về vai trò của năng lượng hạt nhân trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu ở Vienna. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) có trụ sở tại Paris, điện hạt nhân chiếm 9% sản lượng điện toàn cầu ở 31 quốc gia, cao hơn sản lượng than đá.
Phát biểu vào thứ Hai (9/10), Fatih Birol, Giám đốc điều hành IEA cho biết "cách đây 20 năm, thị phần điện hạt nhân là 18%". Ông lấy làm tiếc về "sai lầm chiến lược của nhiều chính phủ châu Âu" khi quyết định "quay lưng lại với điện hạt nhân", trong khi "đó có thể là một giải pháp bên cạnh năng lượng mặt trời và năng lượng gió". Nhà kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi các cơ quan công quyền cũng như "các tổ chức quốc tế" tài trợ cho sự phát triển của năng lượng hạt nhân.
Năm 2021, lần đầu tiên IAEA tăng dự báo kể từ sau thảm họa Fukushima năm 2011, sau trận động đất mạnh kèm theo sóng thần khủng khiếp ở Đông Bắc Nhật Bản. Vụ thảm họa đã giáng một đòn nặng nề xuống nền công nghiệp hạt nhân, khiến Đức và Thụy Sĩ quyết định từ bỏ.
Tổng sản lượng hạt nhân trở lại mức cao nhất vào năm 2021, nhưng tương lai ra sao, chúng ta không biết được: lò phản ứng đang cũ đi, số lượng dự án được triển khai mỗi năm giảm 10 dự án vào năm 2022, trong đó một nửa dự án được triển khai ở Trung Quốc, tiến triển chậm hơn so những năm 1970 và 1980. Năm 1976 có 44 dự án được triển khai.
Nhu cầu uranium cho các lò phản ứng sẽ tăng 28% vào năm 2030 |
Nga cân nhắc cùng Trung Quốc cấm nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản |
Bangladesh tiếp nhận lô uranium đầu tiên từ Nga |
Nh.Thạch